(HBĐT) - Ở một nơi giữa đại ngàn vùng cao huyện Đà Bắc, có một nông dân người dân tộc Tày trải qua nhiều năm phấn đấu đã có trong tay “cơ nghiệp” đáng ngưỡng mộ. Anh là Lường Văn Sương, sinh năm 1972 ở xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum. Gia sản của anh hiện có 165 ha đất, một đàn gia súc lên tới 135 con bao gồm cả trâu và bò, hiệu quả kinh tế bình quân mỗi năm đạt 1,2 tỷ đồng.

 

Anh Lường Văn Sương (đứng thứ nhất từ trái sang) - ông chủ của đàn gia súc khủng có số lượng hàng trăm con.

 

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đông con, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vẫn không đủ cái ăn, cái mặc, ngay khi mới 18, 19 tuổi, anh đã nung nấu ý tưởng và trăn trở tìm hướng thoát nghèo. Thời điểm năm 1990, toàn bộ tài sản mà gia đình anh có 2 con trâu kéo. ý định mở dịch vụ xay xát và bán hàng tạp hóa ra đời trong lúc khó khăn này và anh đã vượt qua được bằng mạnh dạn đề đạt với gia đình bán trâu đi nhằm tạo vốn liếng phát triển kinh tế. Cũng từ đây, cuộc sống gia đình anh dần cải thiện, ổn định hơn, bước đầu có tích lũy. Thời gian về sau, để có thêm vốn đầu tư, anh thế chấp vay vốn ngân hàng mở rộng loại hình kinh doanh dịch vụ nông nghiệp với các sản phẩm cung ứng đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn như phân bón, thuốc BVTV.

 

Kể từ năm 2009, nhận thấy điều kiện tự nhiên quê hương có nhiều lợi thế đồi rừng, phù hợp với chăn thả trâu, bò, anh chủ động mua con giống về chăn thả. Ngoài diện tích rừng trồng của gia đình hiện có, anh mua lại đất của các hộ không sử dụng để trồng cỏ cho trâu, bò ăn. 165 ha là diện tích đất hiện có mà gia đình anh Sương đang sở hữu. Trên diện tích này, anh trồng 30 ha rừng với các loại cây keo, trẩu, lát. Đối với đàn trâu, bò sinh sản qua các năm đã gia tăng mạnh với số lượng 135 con gồm 33 trâu, 102 bò. Để duy trì nguồn thức ăn cho gia súc “khủng” này, anh quy hoạch diện tích 85 ha đất trồng cỏ, mía chăn nuôi được làm hàng rào dây thép gai khoanh nuôi bảo vệ rất quy củ. Phương thức trồng rừng, chăn nuôi của anh là hợp tác với người dân trên địa bàn, trong đó, gia đình anh hỗ trợ giống, công chăm sóc đối với mỗi lao động từ 3 - 3,5 triệu đồng/tháng.

 

Năm 2012 ghi dấu đà phát triển mới của gia đình anh Lường Văn Sương khi trải qua những năm dài phấn đấu gây dựng, anh chính thức ra mắt doanh nghiệp Đại Sương với hoạt động kinh doanh, dịch vụ chủ yếu là sản xuất gạch bê tông và VLXD, tài sản gồm 2 máy xúc, 3 ô tô tải ben và 1 ô tô con. Doanh nghiệp đã và đang kinh doanh, làm ăn khấm khá đáp ứng nhu cầu vận tải cùng cung ứng VLXD của người dân trong vùng. Song song với việc đầu tư phát triển kinh tế của gia đình, anh có những đóng góp hỗ trợ không nhỏ đối với cộng đồng, cụ thể đã tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với thu nhập bình quân 3,5 - 4 triệu đồng/tháng, chưa kể mỗi năm còn hợp đồng thời vụ với 30 - 50 lao động. Bên cạnh đó, anh hỗ trợ bà con trong vùng về trâu, bò giống bằng hình thức cho mượn bò sinh sản đến khi đẻ ra bê con thì hộ nuôi được giữ bê lại tạo giống ban đầu cho gia đình mình. Đối với một số diện tích đất chưa sử dụng thuận lợi trồng ngô, sắn, anh cho nhân công mượn đất sản xuất để tăng thêm thu nhập giúp đảm bảo cuộc sống. Ngoài ra, anh còn tự bỏ vốn làm đường giao thông cho bà con thuận lợi đi lại, vận chuyển nông sản với chiều dài 3 km, san ủi đường lâm nghiệp vào khu đất bưa bằng để làm trang trại phát triển sản xuất, kinh tế rừng với chiều dài 2,5 km, bề rộng 4 m.

 

Kết quả của việc mạnh dạn thực hiện ý tưởng, dám nghĩ, dám làm, năng động với ý chí đáng khâm phục đã giúp nông dân Lường Văn Sương sau hơn 20 năm khởi nghiệp đã có trong tay sản nghiệp đáng mơ ước, đó là trang trại đồi rừng rộng lớn, đàn gia súc trăm con và 1 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu nhập mỗi năm thu về lợi nhuận tiền tỷ. Những đóng góp của anh cho xã hội cũng rất đáng nể bằng việc hỗ trợ nông dân thoát nghèo, ủng hộ các loại quỹ phúc lợi, từ thiện. Với ông chủ vùng đại ngàn này, phía trước vẫn còn nhiều dự định sẽ thực hiện và thực hiện bằng được, đó là trồng 10 ha chanh leo, thuê 2 ha mặt nước để thả cá, quy hoạch 5 ha trồng rau an toàn theo quy trình Việt Gap và tiếp tục làm đường mở rộng thêm diện tích 50 ha tại xóm Chanh và xóm Mới để trồng rừng và tiếp tục tăng quy mô chăn nuôi trâu, bò, dê.

 

Tháng 7 vừa qua, anh là 1 trong số 2 nông dân điển hình của tỉnh được lựa chọn đề nghị T.ư Hội ND Việt Nam xét tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016”.

 

                                                                             Bùi Minh

Các tin khác


Làm giàu từ phát triển trang trại

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Tính, sinh năm 1974, dân tộc Mường ở xóm Yên Hoà, xã Yên Lạc (Yên Thuỷ) là tấm gương phụ nữ tiêu biểu, nỗ lực vượt khó, quyết tâm làm giàu từ đầu tư phát triển trang trại trên mảnh đất quê hương.

CCB Cao Ngọc Minh - noi gương Bác Hồ trong thời bình

(HBĐT) - “Là người mộc mạc, giản dị, ông Minh luôn giữ phẩm chất “bộ đội Cụ Hồ” bằng những việc làm thiết thực. Học tập tấm gương Bác Hồ, siêng năng lao động, phát triển kinh tế, đến nay, ông Minh đã có trang trại rộng gần chục ha cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm” - Đó là chia sẻ của đồng chí Bùi Thế Bằng, Bí thư Đảng uỷ xã Quy Hậu (Tân Lạc) về CCB Cao Ngọc Minh, xóm Tân Phương.

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn

(HBĐT) - Được cán bộ UBND xã Long Sơn (Lương Sơn) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Thu ở thôn An Thịnh, một trong những hộ tiêu biểu của xã đã mạnh dạn đầu tư, nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn. Sau 2 năm phát triển, hiện lợi nhuận đem lại cho gia đình lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.

“Bí quyết” dạy con học giỏi của gia đình chị Vì Thị Oanh

(HBĐT) - Gia đình chị Vì Thị Oanh, xóm Mỏ, xã Chiềng Châu là hộ đạt chuẩn gia đình học tập của huyện Mai Châu. Xuất thân từ nông dân nhưng vợ chồng chị luôn xác định việc học tập rất quan trọng. Anh chị thường xuyên quan tâm dạy bảo 2 cô con gái phải chăm chỉ học tập, phấn đấu vượt khó vươn lên. Con gái đầu của chị là Hà Thị Minh Huệ, tốt nghiệp THPT đã thi đỗ vào 2 trường đại học (Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội và Học viện Tài chính quốc gia) với số điểm cao. Từ niềm đam mê, Minh Huệ đã chọn vào học tại Học viện Tài chính. Sau 4 năm học, tốt nghiệp với tấm bằng giỏi, em đã thi vào làm tại Công ty Kiểm toán tư vấn quốc tế tại Hà Nội. Cháu thứ hai hiện đang học tại trường PTDTNT THPT tỉnh, là một học sinh giỏi, gương mẫu trong học tập, được trường đánh giá là đoàn viên ưu tú.

Chủ tịch Hội CCB xã Bao La làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Sau thời gian chiến đấu, trở về với cuộc sống đời thường, cũng như nhiều người lính năm xưa, ông Ngần Văn Uốn, Chủ tịch Hội CCB xã Bao La (Mai Châu) tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống và đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Nữ tỷ phú cam ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Những năm gần đây, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, vượt khó vươn lên làm giàu đang được các cấp Hội phụ nữ huyện Cao Phong triển khai thực hiện hiệu quả và có sức lan tỏa sâu rộng. Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi. Một trong những tấm gương đó là bà Trần Thị Cầm, sinh năm 1959, tại khu 4, thị trấn Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục