(HBĐT) - “Là người luôn hết mình với công việc, được bà con, đồng đội tin yêu, tin tưởng”... Đó là câu nhận xét của nhiều người dân trong xóm về CCB Bùi Thanh Điển, xóm Đá Đỏ, xã Tân Dân (Mai Châu).
Là người luôn say sưa với công việc, ông Điển được người dân gọi thân thiện “Con người của công việc”. Nhập ngũ từ tháng 3/1975 - 6/1981, ông phục viên trở về quê hương. Tháng 8/1981, ông tham gia công tác xã hội và là ủy viên thư ký UBND xã Tân Dân qua các nhiệm kỳ. ông được Đảng cử, dân bầu giữ nhiều cương vị lãnh đạo chủ chốt của xã như Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND và hiện nay là Huyện ủy viên, Bí thư Đảng uỷ xã Tân Dân. Trên cương vị cán bộ chủ chốt của xã, vừa là hội viên Hội CCB, ông luôn trăn trở với trọng trách được Đảng và nhân dân tin tưởng giao phó.
Những trăn trở đó đã được ông cụ thể hoá bằng việc cùng với các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ xã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển KT-XH, đề ra các chủ trương, giải pháp thiết thực vận dụng cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên phù hợp với tình hình đặc điểm của xã. Vừa trực tiếp quản lý kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động thực thi nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp trên để xây dựng nghị quyết, kế hoạch thực hiện cho sát, đúng và phù hợp với thực tiễn của cơ sở.
Riêng ông luôn phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, trở thành đầu tàu tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm hay, nghiên cứu sách, báo và thăm quan, học tập kinh nghiệm ở một số mô hình kinh tế trang trại như chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá lồng, trồng rừng... làm mô hình thử nghiệm để nhân ra diện rộng.
Giữ vững phẩm chất “bộ đội Cụ Hồ” và là tấm gương trong phát triển kinh tế, ông đã mạnh dạn vay vốn nuôi gà thả đồi, cá trắm cỏ thả lồng, dê sinh sản. ông chia sẻ: “Những năm đầu, tôi gặp không ít khó khăn và chưa đạt được kết quả cao nhưng phải làm để dân tin và làm theo. Tôi bàn với gia đình vay vốn lần nữa đầu tư vào chăn thả dê sinh sản và làm hàng thương phẩm”. Trong 2 năm đầu ổn định giống, phân đàn, phân nhóm, đến năm thứ 3 trở đi, gia đình ông bắt đầu có sản phẩm bán ra thị trường. Hiện nay từ nuôi dê, gà, gia đình ông thu từ 100 - 150 triệu đồng/năm. Thấy hiệu quả kinh tế ổn định từ việc nuôi thả dê của gia đình ông, hội viên trong các tổ chức hội và nhân dân đều đến học tập kinh nghiệm. ông nhiệt tình truyền đạt những gì ông biết. Với vai trò của mình, ông bàn với cấp uỷ, chính quyền xã quy hoạch, khoanh vùng diện tích bãi chăn thả dê, trâu, bò sinh sản với hàng trăm ha. Nhờ đó, đàn dê, trâu, bò sinh sản của xã ngày càng được đầu tư. Theo thống kê, hiện toàn xã có trên 70% hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển KT-XH, trong đó có 30% là hội viên CCB. Nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đến nay, đời sống người dân ở địa bàn đặc biệt khó khăn Tân Dân ngày càng khởi sắc.
Thu Hường (Đài Mai Châu)
(HBĐT) - Sau khi học xong Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, bác sỹ Vũ Công Phú về công tác tại Khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc. Qua quá trình làm việc anh khám phá ra người Mường ở đây có rất nhiều bài thuốc gia truyền chữa được những bệnh mà thuốc tây y không chữa dứt điểm được. Đặc biệt là những cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và khối u. Anh sưu tầm bài thuốc dân gian từ các bà mế, tìm hiểu kỹ tác dụng những cây thuốc họ sử dụng để hỗ trợ điều trị.
(HBĐT) - Mỗi chuyên án, phương án đấu tranh chống tội phạm thành công đều có dấu ấn của các chiến sỹ hồ sơ nghiệp vụ và vai trò của nữ cán bộ đơn vị. Là đơn vị đặc thù, thường tiếp xúc hồ sơ, giấy tờ nên phần lớn cán bộ hồ sơ là nữ giới. Vượt lên khó khăn, thử thách, cán bộ, hội viên Phòng Hồ sơ nghiệp vụ khẳng định là lực lượng nòng cốt trong hoạt động nghiệp vụ chung của lực lượng công an tỉnh. Nữ cán bộ hồ sơ âm thầm góp sức làm nên các chiến công, góp phần trả lại công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
(HBĐT) - Anh Đỗ Quốc Hương, xóm Mỹ Tân, xã Tân Thành (Lương Sơn) được mọi người biết đến là Chủ tịch Hội làm vườn của xã và điển hình trong phong trào SX -KD giỏi. Với diện tích 1 ha, anh đã xây dựng trang trại VAC (vườn - ao - chuồng), mỗi năm cho lãi 300 triệu đồng.
(HBĐT) - Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về bà Lường Thị Quý (ảnh) - Bí thư chi bộ tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) là sự giản dị, cởi mở, chân thành và gần gũi. Nhân cách ấy không chỉ được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày mà luôn là điều mà đội ngũ đảng viên và nhân dân ở tiểu khu Liên Phương ghi nhận, đánh giá cao trong từng hành động, việc làm của bà.
(HBĐT) - Ở một nơi giữa đại ngàn vùng cao huyện Đà Bắc, có một nông dân người dân tộc Tày trải qua nhiều năm phấn đấu đã có trong tay “cơ nghiệp” đáng ngưỡng mộ. Anh là Lường Văn Sương, sinh năm 1972 ở xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum. Gia sản của anh hiện có 165 ha đất, một đàn gia súc lên tới 135 con bao gồm cả trâu và bò, hiệu quả kinh tế bình quân mỗi năm đạt 1,2 tỷ đồng.
(HBĐT) - Có dịp tiếp xúc với thượng úy Phạm Thị Thu Trang (ảnh), cán bộ đội nghiên cứu chuyên đề cảnh sát, Phòng tham mưu Công an tỉnh, chúng tôi thấu hiểu công việc vất vả, khó khăn mà các chị đang thực hiện. Cán bộ tham mưu không chỉ đơn thuần là công việc giấy tờ, sổ sách mà quan trọng hơn là giúp lãnh đạo công an các cấp trong chỉ đạo, điều hành công việc, phân tích, dự báo tình hình, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện. Để hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi người cán bộ tham mưu phải có tư duy sắc sảo, khoa học, tận tụy, trách nhiệm với công việc.