(HBĐT) - Mỗi chuyên án, phương án đấu tranh chống tội phạm thành công đều có dấu ấn của các chiến sỹ hồ sơ nghiệp vụ và vai trò của nữ cán bộ đơn vị. Là đơn vị đặc thù, thường tiếp xúc hồ sơ, giấy tờ nên phần lớn cán bộ hồ sơ là nữ giới. Vượt lên khó khăn, thử thách, cán bộ, hội viên Phòng Hồ sơ nghiệp vụ khẳng định là lực lượng nòng cốt trong hoạt động nghiệp vụ chung của lực lượng công an tỉnh. Nữ cán bộ hồ sơ âm thầm góp sức làm nên các chiến công, góp phần trả lại công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Nữ cán bộ phòng Hồ sơ nghiệp vụ (Công an tỉnh) tra cứu tàng thư phục vụ công tác phòng -chống tội phạm.
Thiếu tá Nguyễn Thị Phượng – Đội trưởng Đội tổng hợp Phòng Hồ sơ nghiệp vụ chia sẻ: Công tác hồ sơ có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng thể các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an. Những thông tin tài liệu trong hồ sơ là một trong những thông tin quan trọng cung cấp cho các lực lượng cảnh sát điều tra, phục vụ công tác đấu tranh, phòng - chống tội phạm. Thực tiễn cho thấy, nếu công tác thu thập, quản lý thông tin, tài liệu được thực hiện tốt sẽ sử dụng có hiệu quả cho việc khai thác thông tin, định hướng các bước điều tra, phá án. Đây là công việc đòi hỏi sự tỷ mỷ, khoa học, thận trọng, chỉ một sơ sảy có thể gây hậu quả khó lường. Chúng tôi luôn tự hào vì thông qua hồ sơ góp phần làm sáng tỏ các uẩn khúc, bắt kẻ xấu phải chịu tội, minh oan người vô tội, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Theo số liệu thì trung bình hàng năm, lực lượng cảnh sát điều tra khai thác hàng chục nghìn yêu cầu phục vụ công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm. Đặc biệt, nhiều thông tin tài liệu về trích lục tiền án, tiền sự của đối tượng do cơ quan hồ sơ cung cấp đã giúp lực lượng cảnh sát điều tra ra các quyết định tố tụng khởi tố hay không khởi tố. Thực tế cho thấy, kết quả các yêu cầu tra cứu tại cơ quan hồ sơ góp phần quan trọng vào việc khai thác thông tin về thủ phạm gây án, chỉ rõ quan hệ và nơi ẩn náu của đối tượng sau khi gây án thông qua trích lục tiền án, tiền sự hay các quan hệ gia đình, xã hội, góp phần rút ngắn thời gian phá án, truy bắt đối tượng, tiết kiệm chi phí trong quá trình điều tra. Nhiều chuyên án lớn và nhiều vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều đối tượng ở nhiều địa bàn khác nhau nhưng nhờ có cơ sở dữ liệu của cơ quan hồ sơ nghiệp vụ đã tra cứu xác định chính xác rất nhiều đối tượng khai man họ tên, quê quán nhằm trốn tránh hành vi phạm tội của mình và đồng bọn. Ngoài ra còn xác định chính xác nhiều nạn nhân chết chưa rõ tung tích hay giúp người bị thất lạc đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách…
Thiếu tá Bùi Thị Diệu Chinh – Chủ tịch Hội phụ nữ hồ sơ nghiệp vụ cho biết: Để nâng cao chất lượng hoạt động Hội, Ban chấp hành Hội Phụ nữ phòng Hồ sơ nghiệp vụ thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho hội viên về 4 phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH -HĐH “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, thực hiện CVĐ xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, phấn đấu xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là ý thức vượt khó, vươn lên của cán bộ hội viên. Hàng năm, Hội phụ nữ tổ chức cho cán bộ, hội viên tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm tại các địa phương, đẩy mạnh hoạt động giao lưu kết nghĩa với Hội phụ nữ tổ 12, phường Thịnh Lang; tổ 17, phường Tân Thịnh… Duy trì 5 nhóm phụ nữ tiết kiệm cho vay không lấy lãi với mức cao nhất 4 triệu đồng. Với nhiều thành tích trong công tác hội và phong trào phụ nữ, Hội phụ nữ phòng Hồ sơ nghiệp vụ liên tục đạt “Hội phụ nữ xuất sắc và cơ sở hội vững mạnh”.
Như Hùng (TTV)
(Công an tỉnh)
(HBĐT) - Chúng tôi gặp gỡ chị Nguyễn Bạch Tuyết, Đội trưởng Đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ (TNVCTĐ) thành phố Hòa Bình tại nhà riêng ở xã Sủ Ngòi. Căn phòng khách rộng hơn 30 m2 chất đống quần áo, chăn màn, đồ dùng học tập và nhu yếu phẩm các loại... Chị Tuyết cho hay: “Đây đều là quà của TNV và các nhà hảo tâm đóng góp cho chuyến đi Đồng Nghê (Đà Bắc) được tổ chức vào ngày 27/8 tặng các em học sinh nhân dịp năm học mới và Tết Trung thu năm 2016”.
(HBĐT) - Nước suối chảy trước nhà nhưng trên vườn trồng rau và cây ăn quả lại thiếu nước tưới. Sau những ngày tìm hiểu, mày mò lắp thử, anh Trần Văn Thuấn ở xóm Khụ, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã lắp thành công máy bơm nước lên đồi bằng sức nước đơn giản với chi phí chỉ khoảng 1 triệu đồng.
(HBĐT) - Đang là chủ một doanh nghiệp khai thác khoáng sản lớn nhất, nhì huyện Lạc Sơn nhưng anh Nguyễn Văn Tứ quyết định dồn hết tài sản của mình để về “chăn trâu”.
(HBĐT) - Chị Bùi Thị Tính, sinh năm 1974, dân tộc Mường ở xóm Yên Hoà, xã Yên Lạc (Yên Thuỷ) là tấm gương phụ nữ tiêu biểu, nỗ lực vượt khó, quyết tâm làm giàu từ đầu tư phát triển trang trại trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - “Là người mộc mạc, giản dị, ông Minh luôn giữ phẩm chất “bộ đội Cụ Hồ” bằng những việc làm thiết thực. Học tập tấm gương Bác Hồ, siêng năng lao động, phát triển kinh tế, đến nay, ông Minh đã có trang trại rộng gần chục ha cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm” - Đó là chia sẻ của đồng chí Bùi Thế Bằng, Bí thư Đảng uỷ xã Quy Hậu (Tân Lạc) về CCB Cao Ngọc Minh, xóm Tân Phương.
(HBĐT) - Được cán bộ UBND xã Long Sơn (Lương Sơn) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Thu ở thôn An Thịnh, một trong những hộ tiêu biểu của xã đã mạnh dạn đầu tư, nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn. Sau 2 năm phát triển, hiện lợi nhuận đem lại cho gia đình lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.