(HBĐT) - Nhận thấy tiềm năng đồng đất ở xã, ông Quách Mạnh Hoàn, xóm Đông Hoà 1, xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) đã mạnh dạn chuyển đất trồng màu của gia đình sang trồng cỏ voi để nuôi bò nhốt. Với cách làm khoa học, gia đình ông đã gặt hái được những kết quả ban đầu và mở ra hướng phát triển kinh tế mới đầy hứa hẹn.

 

Qua những thông tin khái quát mà đồng chí Quách Công Linh, Chủ tịch Hội nông dân (HND) xã Mỵ Hoà giới thiệu, chúng tôi háo hức khi đến thăm mô hình nuôi bò của gia đình ông Hoàn. Chuồng trại của gia đình nằm lọt thỏm trong con ngõ sâu, ngay dưới chân núi, cách tỉnh lộ 12B hơn 100 m. Vừa mở cánh cổng, chúng tôi đã thấy những chú bê con mập mạp đang chạy nhảy trong sân. Theo ông Hoàn, bò của gia đình được phối giống từ giống bò Zebu của Niu Di -lân nên có thể trạng to lớn và sinh trưởng, phát triển nhanh hơn nhiều so với giống bò nội địa.

 

 

Bà Bùi Thị Viển, xóm Đông Hòa 1, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) phấn khởi vì đã lựa chọn đúng con đường phát triển kinh tế khi chọn mô hình trồng cỏ để nuôi bò.

 

 “Từ khi mở rộng diện tích trồng cỏ voi (1 ha), gia đình không phải mua thêm cỏ nữa. Mùa này, cỏ phát triển tốt, để không lãng phí, gia đình chủ động ủ chua cỏ. Vừa rồi, tôi xây thêm 2 bể ủ nữa nên không lo thiếu thức ăn cho bò vào mùa đông”, ông Hoàn chia sẻ. Chuồng bò được vệ sinh sạch sẽ, không có mùi hôi là cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi vào thăm chuồng trại này. Hàng ngày, vợ chồng ông đều vệ sinh, khử mùi, khử trùng để tạo môi trường sạch cho bò và tránh gây ô nhiễm cho các hộ dân xung quanh. Những túi nilon to đựng cỏ đã ủ chua chất đầy trong kho thức ăn. Bà Bùi Thị Viển (vợ ông Hoàn) bê từng chậu đổ vào máng với vẻ mặt rạng rỡ, bà Viển chia sẻ: Con trai của ông, bà đi làm bên Nhật Bản tích cóp được số vốn và mong muốn sau khi về nước có thể gây dựng được mô hình kinh tế đem nguồn thu nhập ổn định. ý tưởng nuôi bò xuất phát từ ông Hoàn. Sau nhiều chuyến đi tham quan các mô hình kinh tế, ông nhận thấy, trồng cỏ nuôi bò là hướng đi phù hợp với đồng đất của Mỵ Hòa. Do đó, năm 2014, với số vốn đầu tư gần 900 triệu đồng, gia đình ông đã xây dựng chuồng trại và mua bò giống. Ban đầu, gia đình ông mua 12 con giống, về sau mua thêm 6 con. Sau 16 tháng, đến nay, đàn bò đã sinh sản, nâng số lượng đàn lên 28 con, từ giờ đến cuối năm, số lượng đàn bò sẽ tiếp tục tăng lên.

 

ông Hoàn phấn khởi: “Ban đầu, gia đình cũng gặp không ít khó khăn về thức ăn, kỹ thuật nhưng được tập huấn và tự học hỏi qua sách, báo, đến nay, cơ bản đã nắm vững được kỹ thuật. Hiện, đàn bò đang phát triển tốt, khoẻ mạnh đúng với dự tính. Phương hướng của gia đình là tiếp tục mở rộng chuồng trại và tăng đàn từ chính những con giống hậu bị mà bò mình đẻ ra”. Về bí quyết để có được đàn bò khoẻ mạnh như hiện nay, bà Viển chia sẻ: “Phải luôn vệ sinh chuồng trại thật sạch sẽ, nhiều khi chăm như chăm con mọn. Mà cũng đúng thôi, mình phải yêu, phải hết lòng với nó thì nó mới đền đáp lại”.

 

Nhìn ông, bà chăm chút cho đàn bò, chúng tôi hiểu vì sao khi nhắc đến nuôi bò thì người dân ở Mỵ Hòa đều tấm tắc khen ngợi đàn bò của gia đình ông Hoàn, bà Viển ở xóm Đông Hòa 1. Đồng chí Quách Công Linh, Chủ tịch HND xã Mỵ Hoà cho biết.”Trong những năm qua, HND Mỵ Hoà đẩy mạnh tuyên truyền hội viên chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cùng với phát triển trồng cây có múi, mô hình trồng cỏ, nuôi bò đang được bà con tích cực học hỏi, nhân rộng. Gia đình ông Quách Mạnh Hoàn là một trong những hộ đầu tiên xây chuồng trại để nuôi bò với quy mô lớn, cách làm khoa học. Với hiệu quả kinh tế tích cực đem lại, mô hình này đang được bà con ở nhiều xóm trong xã đến học hỏi kinh nghiệm”.

 

 

                                                                         

                                                                           Viết Đào

 

 

Các tin khác


Người tiếp lửa phong trào đỡ đầu học sinh nghèo hiếu học ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về bà Lường Thị Quý (ảnh) - Bí thư chi bộ tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) là sự giản dị, cởi mở, chân thành và gần gũi. Nhân cách ấy không chỉ được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày mà luôn là điều mà đội ngũ đảng viên và nhân dân ở tiểu khu Liên Phương ghi nhận, đánh giá cao trong từng hành động, việc làm của bà.

Ông chủ của đàn gia súc “khủng”

(HBĐT) - Ở một nơi giữa đại ngàn vùng cao huyện Đà Bắc, có một nông dân người dân tộc Tày trải qua nhiều năm phấn đấu đã có trong tay “cơ nghiệp” đáng ngưỡng mộ. Anh là Lường Văn Sương, sinh năm 1972 ở xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum. Gia sản của anh hiện có 165 ha đất, một đàn gia súc lên tới 135 con bao gồm cả trâu và bò, hiệu quả kinh tế bình quân mỗi năm đạt 1,2 tỷ đồng.

Nữ cán bộ tham mưu tâm huyết

(HBĐT) - Có dịp tiếp xúc với thượng úy Phạm Thị Thu Trang (ảnh), cán bộ đội nghiên cứu chuyên đề cảnh sát, Phòng tham mưu Công an tỉnh, chúng tôi thấu hiểu công việc vất vả, khó khăn mà các chị đang thực hiện. Cán bộ tham mưu không chỉ đơn thuần là công việc giấy tờ, sổ sách mà quan trọng hơn là giúp lãnh đạo công an các cấp trong chỉ đạo, điều hành công việc, phân tích, dự báo tình hình, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện. Để hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi người cán bộ tham mưu phải có tư duy sắc sảo, khoa học, tận tụy, trách nhiệm với công việc.

Nguyễn Bạch Tuyết - người thắp lửa tình nguyện

(HBĐT) - Chúng tôi gặp gỡ chị Nguyễn Bạch Tuyết, Đội trưởng Đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ (TNVCTĐ) thành phố Hòa Bình tại nhà riêng ở xã Sủ Ngòi. Căn phòng khách rộng hơn 30 m2 chất đống quần áo, chăn màn, đồ dùng học tập và nhu yếu phẩm các loại... Chị Tuyết cho hay: “Đây đều là quà của TNV và các nhà hảo tâm đóng góp cho chuyến đi Đồng Nghê (Đà Bắc) được tổ chức vào ngày 27/8 tặng các em học sinh nhân dịp năm học mới và Tết Trung thu năm 2016”.

Đưa nước lên đồi bằng sức nước với một triệu đồng

(HBĐT) - Nước suối chảy trước nhà nhưng trên vườn trồng rau và cây ăn quả lại thiếu nước tưới. Sau những ngày tìm hiểu, mày mò lắp thử, anh Trần Văn Thuấn ở xóm Khụ, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã lắp thành công máy bơm nước lên đồi bằng sức nước đơn giản với chi phí chỉ khoảng 1 triệu đồng.

Bỏ doanh nghiệp khai khoáng đầu tư vào nông nghiệp

(HBĐT) - Đang là chủ một doanh nghiệp khai thác khoáng sản lớn nhất, nhì huyện Lạc Sơn nhưng anh Nguyễn Văn Tứ quyết định dồn hết tài sản của mình để về “chăn trâu”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục