(HBĐT) - Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, sau một thời gian tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số nơi và nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, tháng 6/2015, gia đình anh Bùi Văn Nghĩa, xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã chuyển 1 ha đất trồng màu cho năng suất thấp sang trồng măng tây.

 

Anh Bùi Văn Nghĩa (ngoài cùng bên trái), người đầu tiên ở huyện Kim Bôi xây dựng mô hình trồng măng tây mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Để có được nguồn giống, anh liên hệ với Học viện Nông nghiệp 1 Hà Nội để mua giống với giá 60 triệu đồng /kg. Giống cây này đòi hỏi kỹ thuật cao, chăm sóc cầu kỳ, nguồn nước phải luôn đảm bảo, tránh ngập úng. Chính vì vậy, ngoài đầu tư về cây giống, gia đình anh còn đầu tư hệ thống ống phun mưa cho cây. Anh Nghĩa chia sẻ: Sau khi xuống giống xong gần như ngày nào vợ  chồng tôi cũng bám ruộng để chăm sóc, bón phân cũng như theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây”. Nhờ vậy, cây sinh trưởng, phát triển xanh tốt, sau 5 tháng trồng bắt đầu cho thu hoạch những lứa măng non đầu tiên. Những ngày đầu, số lượng thu được ít, khoảng 20 kg /ngày. Đến nay, vào vụ thu hoạch chính có ngày gia đình anh thu được 1 tạ măng, còn trung bình cứ 60-70 kg/ngày, bán với giá 70.000/ kg, trung bình mỗi ngày, gia đình anh Nghĩa thu từ 300.000 - 500.000 đồng tiền bán măng tây thương phẩm. Siêng năng, chăm chỉ trong lao động nên thời gian qua, vườn măng tây của gia đình anh luôn cho năng suất cao. Với anh, măng tây xanh là loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Anh Nghĩa cho biết thêm: “Trước đây, tôi chỉ trồng lúa và những cây màu khác như bầu, bí xanh... Lúa canh tác mỗi năm 2 vụ nên thu nhập chẳng bao nhiêu. Với nguồn thu từ cây măng tây, giờ gia đình tôi đã có thu nhập ổn định”. Hiện nay, toàn bộ sản phẩm măng của gia đình anh Nghĩa đều được các thương lái ở Hà Nội đến đặt mua tại vườn.

 

 Ngay khi biết anh Nghĩa trồng thử nghiệm cây măng tây, chi ủy, thôn, Đảng ủy xã Nam Thượng đã đến thăm quan tìm hiểu mô hình. Đồng chí Quách Thị Thủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nam Thượng cho biết: “Măng tây là giống cây trồng mới, thời gian cho thu hoạch nhanh, hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, Đảng ủy xã Nam Thượng sẽ tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi những vùng đất trồng cây màu giá trị kinh tế thấp sang trồng măng tây, đồng thời mở các lớp tập huấn về kỹ thuật cũng như chăm sóc loại cây này”.

 

Mạnh dạn, tiên phong đưa giống cây mới về trồng tại đồng đất quê nhà, đem lại thu nhập cao, anh Bùi Văn Nghĩa đã được nhận giải thưởng “Nhà nông trẻ toàn quốc năm 2015”.

                                                                            Đinh Hòa

 

Các tin khác


Ông chủ của đàn gia súc “khủng”

(HBĐT) - Ở một nơi giữa đại ngàn vùng cao huyện Đà Bắc, có một nông dân người dân tộc Tày trải qua nhiều năm phấn đấu đã có trong tay “cơ nghiệp” đáng ngưỡng mộ. Anh là Lường Văn Sương, sinh năm 1972 ở xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum. Gia sản của anh hiện có 165 ha đất, một đàn gia súc lên tới 135 con bao gồm cả trâu và bò, hiệu quả kinh tế bình quân mỗi năm đạt 1,2 tỷ đồng.

Nữ cán bộ tham mưu tâm huyết

(HBĐT) - Có dịp tiếp xúc với thượng úy Phạm Thị Thu Trang (ảnh), cán bộ đội nghiên cứu chuyên đề cảnh sát, Phòng tham mưu Công an tỉnh, chúng tôi thấu hiểu công việc vất vả, khó khăn mà các chị đang thực hiện. Cán bộ tham mưu không chỉ đơn thuần là công việc giấy tờ, sổ sách mà quan trọng hơn là giúp lãnh đạo công an các cấp trong chỉ đạo, điều hành công việc, phân tích, dự báo tình hình, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện. Để hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi người cán bộ tham mưu phải có tư duy sắc sảo, khoa học, tận tụy, trách nhiệm với công việc.

Nguyễn Bạch Tuyết - người thắp lửa tình nguyện

(HBĐT) - Chúng tôi gặp gỡ chị Nguyễn Bạch Tuyết, Đội trưởng Đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ (TNVCTĐ) thành phố Hòa Bình tại nhà riêng ở xã Sủ Ngòi. Căn phòng khách rộng hơn 30 m2 chất đống quần áo, chăn màn, đồ dùng học tập và nhu yếu phẩm các loại... Chị Tuyết cho hay: “Đây đều là quà của TNV và các nhà hảo tâm đóng góp cho chuyến đi Đồng Nghê (Đà Bắc) được tổ chức vào ngày 27/8 tặng các em học sinh nhân dịp năm học mới và Tết Trung thu năm 2016”.

Đưa nước lên đồi bằng sức nước với một triệu đồng

(HBĐT) - Nước suối chảy trước nhà nhưng trên vườn trồng rau và cây ăn quả lại thiếu nước tưới. Sau những ngày tìm hiểu, mày mò lắp thử, anh Trần Văn Thuấn ở xóm Khụ, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã lắp thành công máy bơm nước lên đồi bằng sức nước đơn giản với chi phí chỉ khoảng 1 triệu đồng.

Bỏ doanh nghiệp khai khoáng đầu tư vào nông nghiệp

(HBĐT) - Đang là chủ một doanh nghiệp khai thác khoáng sản lớn nhất, nhì huyện Lạc Sơn nhưng anh Nguyễn Văn Tứ quyết định dồn hết tài sản của mình để về “chăn trâu”.

Làm giàu từ phát triển trang trại

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Tính, sinh năm 1974, dân tộc Mường ở xóm Yên Hoà, xã Yên Lạc (Yên Thuỷ) là tấm gương phụ nữ tiêu biểu, nỗ lực vượt khó, quyết tâm làm giàu từ đầu tư phát triển trang trại trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục