(HBĐT) - Bận rộn với công việc của người Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Cao Phong, thượng tá Hà Văn Thuấn vẫn dành một phần nhỏ trong quỹ thời gian eo hẹp của mình để tìm tòi, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Mô hình sa bàn anh đề xuất và triển khai, thực hiện trong diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2016 được các đại biểu tham dự đánh giá cao với kết quả diễn tập phần cơ chế đạt xuất sắc 9,2 điểm. Đặc biệt, trong Hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ, trang thiết bị huấn luyện cấp tỉnh vừa qua, mô hình sa bàn của anh đã dự đạt giải B.
Sau hơn 3 tháng tham gian diễn tập khu vực phòng thủ huyện, mô hình sa bàn của anh vẫn giữ nguyên được “hồn”, “cốt” như ban đầu. Nguyên liệu được chọn lựa là chất liệu composite, một loại nhựa tổ hợp thuận tiện cho việc lắp ráp, vận chuyển và đặc biệt là có độ bền cao. “Nếu trước đây, muốn hoàn thiện một mô hình sa bàn, chúng tôi phải tìm và chọn loại đất mịn, ít bị ảnh hưởng bởi sự giãn nở theo thời tiết và thời gian. Do đó, việc nhào, trộn đất, cát, xi măng rất quan trọng. Điều này rất khó có thể đáp ứng cho nhiệm vụ cơ động trong từng tình huống. Bên cạnh đó, địa điểm diễn tập ở khu vực nào tiến hành lắp ráp mô hình sa bàn tại khu vực đó nên việc huy động nhân lực, vật lực có phần hạn chế. Trong trường hợp có thay đổi phương án tác chiến sẽ phải dựng lại mô hình sa bàn mới. Điều này gây lãng phí rất lớn cho đơn vị. Việc sử dụng chất liệu composite đã giải quyết được tất cả những nhược điểm trên” - thượng tá Hà Văn Thuấn chia sẻ.
Quan trọng hơn, khi sử dụng mô hình sa bàn bằng chất liệu composite đã giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho đơn vị. Theo thượng tá Hà Văn Thuấn, việc sử dụng mô hình sa bàn bằng đất truyền thống tiêu tốn chi phí khoảng 30 - 40 triệu đồng. Chi phí này chủ yếu được trả cho nhân công lắp ráp mô hình. Trong khi với chất liệu composite chỉ cần 1 - 2 chiến sỹ lắp ráp, chi phí chỉ 1 triệu đồng. Đặc biệt có thể tái sử dụng nhiều lần với độ bền cao và đáp ứng được mọi sự thay đổi phương án khi cần thiết.
Trung úy Bùi Văn Tới, Trợ lý Tham mưu Ban CHQS huyện, người cùng thượng tá Hà Văn Thuấn thực hiện phần lắp ráp mô hình sa bàn trong diễn tập khu vực phòng thủ huyện cho biết: Qua kiểm nghiệm thực tế, tôi thấy mô hình sa bàn bằng chất liệu composite có tính cơ động cao, gọn, nhẹ, thuận lợi trong quá trình thi công và thực hành; dễ thay đổi phương án tác chiến trong mọi tình huống nên bảo đảm tác chiến trên tất cả mọi địa hình.
Theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, Ban CHQS huyện sẽ sử dụng sa bàn bằng chất liệu composite để diễn tập chỉ huy. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng, hoàn thiện nghiệp vụ tác chiến phòng thủ khi có chủ trương, kế hoạch từ cơ quan cấp trên. Cùng với việc nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng trí tuệ của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị, thượng tá Hà Văn Thuấn còn triển khai cải tiến, nâng cấp và vận hành một số hạng mục thiết yếu khác như: hệ thống tưới nước tự động trong tăng gia sản xuất và chăm sóc cây cảnh, điều chỉnh kết cấu dàn bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán từ vật liệu tre sang vật liệu sắt… tiết kiệm chi phí cho đơn vị mỗi năm gần 10 triệu đồng.
Minh Tuấn
(Đài Cao Phong)
(HBĐT) - Ấn tượng trong lần đầu gặp chị Đinh Thị Kim Dung, Chủ tịch Hội LHPN xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) là sự nhanh nhẹn, nhiệt tình và gần gũi. Không chỉ vậy, khi nghe chị phát biểu tóm tắt quá trình thực hiện dự án “Cải thiện vệ sinh cộng đồng dựa trên kết quả đầu ra” (ChoBa) và chứng kiến những hình ảnh ghi lại quá trình thực hiện của chị cùng cán bộ, hội viên, chúng tôi thực sự cảm phục chị và hiểu vì sao chương trình, dự án tại địa bàn lại thành công như vậy.
(HBĐT) - Được lãnh đạo xã Đông Phong (Cao Phong) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình Bùi Văn An, sinh năm 1983 xóm Quáng Ngoài là điển hình trong mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam của gia đình, An chia sẻ: Trước kia, cũng trên mảnh đất này, bố mẹ tôi chủ yếu trồng mía trắng, mía tím, thu nhập cũng chỉ đủ ăn. Từ năm 2009, tôi được tham gia các lớp tập huấn trồng cây có múi do xã, huyện tổ chức. Từ những kiến thức đó, tôi tích cực học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, họ hàng và người trồng cam ngoài khu vực thị trấn Cao Phong - nơi trồng cam lâu năm.
(HBĐT) - Có dịp tiếp xúc với đại úy Nguyễn Tiến Luật, Bí thư Đoàn thanh niên Công an tỉnh, chúng tôi ấn tượng bởi anh có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và khá hóm hỉnh. Là cán bộ trẻ, đại úy Nguyễn Tiến Luật không chỉ biết đến là điều điều tra viên sắc sảo, anh là thủ lĩnh thanh niên, người khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo phong trào thanh niên của Công an tỉnh. Sâu sát cơ sở, gắn bó với nhân dân, đại úy Nguyễn Tiến Luật đúc rút, công an chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình khi được dân tin, dân yêu, dân ủng hộ.
(HBĐT) - Với quyết tâm xóa đói, giảm nghèo, anh Bùi Thanh Tùng ở thôn Đồng Danh, xã Phú Thành (Lạc Thủy) không ngừng tìm tòi, học hỏi, áp dụng KH-KT lai tạo ra giống gà mới có hiệu quả, đạt năng suất cao. Hiện nay, trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh đang cung cấp sản phẩm cho thị trường trong huyện và các xã lân cận. Với hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà đem lại, gia đình anh đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
(HBĐT) - Theo QL6, đến khu vực chợ Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) hỏi ông Trần Văn Thành, người trồng thanh long ở xóm Mận, chúng tôi nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình và những lời có cánh dành cho mô hình mới mẻ này. Cách QL6 chừng 300 m, vườn thanh long 3 năm tuổi của gia đình ông Thành xanh tốt với sắc đỏ, xanh của thân và quả.
(HBĐT) - Nhắc tới đại tá Nguyễn Văn Chiến, nguyên Phó giám đốc Công an tỉnh, người dân gọi ông bằng tên thân mật “Vị đại tá 3 cùng”. Khi còn là Trưởng phòng Bảo vệ chính trị, ông đề xuất phương án “3 cùng” để gắn kết cán bộ an ninh với nhân dân. Nhờ đó, tình cảm giữa cán bộ an ninh và nhân dân trong tỉnh trở nên khăng khít . Đại tá Nguyễn Văn Chiến sinh ra và lớn lên ở miền quê xã Cao Dương, huyện Lương Sơn.