(HBĐT) - Đến xã Đông Bắc (Kim Bôi) không ai là không biết đến ông Bùi Văn Bình, sinh năm 1962 là Bí thư Đảng ủy xã, người đưa cây thanh long về trồng trên địa bàn xã thành công. Đến nay, từ hiệu quả thực tế mô hình trồng cây thanh long của gia đình ông Bình, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã học tập làm theo, góp phần mở hướng thoát nghèo cho xã.


Lãnh đạo UBND xã Đông Bắc (Kim Bôi) thăm mô hình phát triển kinh tế hiệu quả từ cây thanh long của gia đình ông Bùi Văn Bình.

Cùng cán bộ UBND xã, chúng tôi đến thăm nhà ông Bùi Văn Bình nằm ngay trên trục quốc lộ 12B. Ngay từ ngoài cổng vào đã thấy khá đông thương lái đến thu mua thanh long. Anh Hiển, một thương lái đến từ huyện Lạc Thủy cho biết: Chúng tôi buôn bán hoa quả, đến tận vườn để thu mua. Hiện nay, các vườn thanh long ở huyện Lạc Thủy đã vãn, chúng tôi đến xã Đông Bắc để thu mua. Sản phẩm thanh long của gia đình ông Bình có mẫu mã đẹp, có vị ngọt đậm, giá mua tại vườn trung bình 20.000 đồng/kg.

ông Bình chia sẻ: Trước đây cũng có 1 hộ đưa cây thanh long về trồng nhưng không thành công. Gia đình tôi có tổng diện tích trên 3.000 m2. Trước kia, gia đình cấy lúa nhưng không đủ nước nên chuyển sang trồng mía, ngô, thu nhập bấp bênh, không ổn định. Năm 2015, khi nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về mô hình trồng hoa, thanh long kết hợp với du lịch hiệu quả ở Suối Sỏi, huyện Lạc Thủy của anh Trần Hưng, người Hà Nội đến đầu tư, ông Bình đã về tận nơi để học tập. ông trực tiếp về Lạc Thủy mua giống. Mới đầu, tôi đưa vào trồng thử nghiệm 2.000 m2 trồng thanh long cả ruột đỏ và ruột trắng. Thấy cây thanh long phát triển tốt, năm 2016, tôi tiếp tục trồng thêm hơn 1.000 m2 với 420 gốc.

Kể về vất vả của những ngày đầu trồng cây thanh long, bà Bùi Thị Châu, vợ ông Bình bộc bạch: Cùng với sự hỗ trợ của một số người thân quen, ông ấy tự đổ 420 cột bê tông, làm hệ thống điện bảo vệ và hệ thống nước tưới tiêu tự chảy từ nguồn giếng khoan. Cây không phụ công người chăm sóc, đến năm 2016, thanh long đã cho những quả bói đầu tiên. Năm đó, gia đình thu về 30 triệu đồng. Năm 2017, gia đình thu hoạch khoảng 4-5 tấn quả, thu về 70 triệu đồng. Năm nay đã là năm thứ 3 cây thanh long cho thu hoạch, với giá bán trung bình từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, dự tính, gia đình thu được trên 100 triệu đồng.

Theo ông Bình, cây thanh long cho thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Trồng thanh long đầu tư ban đầu nhiều hơn nhưng thu nhập cao gấp đôi trồng ngô, mía. Gia đình ông đầu tư 70 triệu đồng cho hệ thống cột bê tông, nước tự chảy, điện bảo vệ nên không phải trông nom, chăm sóc nhiều. Nếu trời nắng nóng khô hạn quá mới phải tưới thêm vào gốc. Với kỹ thuật chăm sóc, bón phân khoa học, quả thanh long của gia đình ông ít sâu bệnh, mã đẹp, ăn ngọt. Khi thanh long bước vào giai đoạn cần chăm sóc nhiều, gia đình ông phải thuê thêm lao động địa phương. Tận dụng nhà gần mặt đường, ngoài bán buôn cho tư thương vào tận vườn cắt, gia đình ông còn bán lẻ, giá trị sản phẩm cao hơn.

Hai vợ chồng ông Bình sinh được 2 con, giờ các con đều đã trưởng thành. Ngoài công việc ở xã trong giờ hành chính, nhờ vườn thanh long phát triển tốt, gia đình ông đã có của ăn, của để. Từ mô hình thành công của Bí thư Đảng ủy xã, một số hộ trên địa bàn đã học tập làm theo. Hiện nay, toàn xã phát triển được 3 ha thanh long, góp phần vào công tác giảm nghèo trên địa bàn.

           Linh Trang



Các tin khác


Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa có quyết định về việc công nhận Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023.

Người rời phố lên núi trồng rừng

Nhà ở trung tâm thành phố Hòa Bình, cuộc sống an nhàn, song ông Nguyễn Văn Sơn đã lên đỉnh dốc Cun, xã Thu Phong, huyện Cao Phong chọn cuộc sống "vui thú điền viên”. Sau bao năm miệt mài ông đã biến những đồi, núi hoang thành rừng cây xanh mướt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục