(HBĐT) - 38 tuổi, đang làm chuyên viên tư vấn của một dự án phi chính phủ với mức lương nhiều người mơ ước, anh Nguyễn Quang Tính bỗng bỏ việc lên rừng lập nghiệp. Anh không chọn lập nghiệp nơi đất đai bằng phẳng, đường sá đi lại thuận tiện, mà lên ở nơi nhiều người dân địa phương cũng "ngán” mỗi khi nhắc đến.


Anh Nguyễn Quang Tính thu hoạch ngô phục vụ chăn nuôi.

Cùng một người bản địa chúng tôi đi đến điểm cuối của xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) giáp ranh với xã Tú Sơn (Kim Bôi). Từ ngã ba Chăm Mát đi hơn 10 km đường bê tông, cuối đường xe máy không đi được nữa, phải gửi xe ở một hộ dân. Anh người bản địa dẫn đường cho biết từ đây lên tầm hơn 2 km nữa, đi bộ cũng mất gần tiếng đồng hồ. Qua vườn bưởi đỏ men theo những sườn đồi dốc là con đường mòn chỉ đủ một người đi. Lên đến đỉnh đồi hiện ra là thung lũng đầy cỏ lau, cỏ re đang mùa ra hoa. Trước đây, người dân trồng sả, trồng ngô nhiều, nhưng từ ngày giá rẻ họ bỏ để cỏ mọc hoang. Cỏ nhiều, người đi trước cách người đi sau chỉ hơn chục mét cũng không nhìn thấy nhau. Ban đầu nghĩ anh dẫn đường "dọa” nhưng quả thực, từ điểm gửi xe lên khoảng 2 km nhưng phải mất hơn tiếng đồng hồ mới đến được "tư dinh” của Nguyễn Quang Tính. Trước mặt là căn lều tạm ở giữa rừng, gần đó là khu vườn ươm cây ăn quả, chuồng gà và phần lớn diện tích đang dần trồng cỏ. Chủ nhà lúc này đang đi chăn bò, gọi vài lần mới thấy thưa. Tôi tìm đến tận nơi anh đang chăn bò để mục sở thị. Khác với tưởng tượng, anh Tính dáng người cao, đi ủng chạy phăm phăm như một người nông dân thực thụ. Vặt vài lá chè xanh anh mời về "nhà” uống nước. Bếp củi đặt ngay gần cửa "nhà" chỉ là 3 viên đá kê lên. Nước mó từ trên núi dẫn về sát nhà để tiện sinh hoạt.    

Anh kể: Tôi lên đây cũng gần nửa năm rồi. Lúc đầu thấy hơi sợ, giờ thành quen và thích. Người nhà ai cũng phản đối. Bạn gái ủng hộ vì cô ấy tôn trọng quyết định của tôi, nhưng rồi khi lên đây cô ấy cũng thích nơi này. Muốn tránh xa những ồn ào, xô bồ, khói bụi của cuộc sống thành thị. Và cũng muốn tìm đến mảnh đất hoang dã để sống cuộc sống giản dị như thời trước. Rồi anh dẫn tôi thăm "tư dinh". Căn nhà sàn cũ mộc mạc bên trong chỉ có đồ đạc đơn giản đủ sinh hoạt: cái chăn, màn, đệm, quần áo và chiếc bình ắc quy thắp sáng. Giữa nhà là bếp kiềng nấu cơm với vài chiếc nồi.

Hỏi về cái "duyên” với mảnh đất này, anh Tính chia sẻ: Cũng vô tình thôi. Tôi quen mấy anh ở Hà Nội lên đây làm nông nghiệp, trồng bưởi hữu cơ, nuôi lợn sạch cung cấp cho thị trường Hà Nội. Một lần lên chơi thấy thích rồi lặn lội đi xe máy khám phá, đi bộ khắp mọi nơi. Có lần gặp một bác nuôi bò thả rông. Ngồi chơi cả buổi chiều được biết mấy năm nay sức khỏe bác yếu, con cái muốn bác về nhà ở nên muốn bán đất, bán bò để về nghỉ ngơi. Suy đi tính lại, xem xét kỹ tôi quyết định mua đất, mua bò và cả căn nhà này của bác ấy. Quyết định là thế nhưng tiền không đủ. Tôi đi vay hết anh em, bạn bè. Nhiều người cho vay cũng e ngại. Không phải sợ không trả được nợ mà không muốn tôi từ bỏ tất cả để đi chăn bò. Nhưng tôi cũng tính cả rồi. Tuy đi vay nhưng cũng có món trông vào để trả nợ. Từ ngày lên đây ở thấy đầu óc thoải mái, không lo toan, tính toán nhiều nên sức khỏe tốt hơn. Ngày nào cũng dậy sớm nấu ăn sáng rồi đi thả bò. Xong vào ươm, trồng cây, trồng cỏ, làm bờ rào. Rảnh rỗi đi khám phá đất, rừng ở khu vực này. Lúc thì đi thăm các trang trại, vườn của hộ dân xem họ làm ăn như nào. Cuộc sống cứ ngày trôi qua nên cũng thảnh thơi.

Dự định về tương lai của mình, anh Tính cho hay: Hơn một tháng nữa tôi cưới vợ. Vợ làm giáo viên ở Hà Nội, còn tôi ở trên này. Ngày nghỉ cuối tuần vợ lên đây, có công việc gì thì tôi về. Lợi thế ở đây là nhiều rừng, nhiều cỏ nên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi bò thả rông. Chi phí đầu tư ban đầu tuy lớn nhưng mức độ rủi ro thấp và đó vẫn là lựa chọn hàng đầu của tôi. Trong thời gian tới, tôi tiếp tục nhân rộng đàn bò, trồng 4 - 5 loại cây ăn quả thị trường ưa chuộng với phương châm "bỏ trứng vào nhiều giỏ”.


Việt Lâm

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục