(HBĐT) - Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo cùng đức tính kiên trì, tỉ mỉ, đầu óc sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, anh Nguyễn Quang Tuấn (SN 1992), thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) lựa chọn con đường khởi nghiệp bằng công việc tạo ra những cây bonsai sinh động, hấp dẫn. Đến nay, mô hình phát triển kinh tế của anh đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.



Anh Nguyễn Quang Tuấn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chăm sóc để tạo thế cho cây.

"Từ khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường tôi đã có niềm đam mê mãnh liệt với công việc trồng và chăm sóc cây xanh. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp THPT, tôi quyết chí đi học nghề trồng và chăm sóc cây cảnh tại tỉnh Nam Định. Lúc đó chỉ đơn giản nghĩ là theo đuổi đam mê. Được làm công việc yêu thích là động lực để tôi gắn bó lâu dài, làm việc bằng cả tâm huyết, chữ tín, thổi hồn vào từng sản phẩm. Cho đến hiện tại, tôi chưa từng hối tiếc với quyết định khi đó” - anh Nguyễn Quang Tuấn chia sẻ.

Năm 2007, chỉ với 10 triệu đồng trong tay, anh Tuấn đầu tư mua giống cây đào, quất, bắt đầu con đường khởi nghiệp. Từ kinh nghiệm thực tế học hỏi, tích lũy được, anh trau dồi thêm kiến thức từ sách, báo, tạp chí hướng dẫn cơ bản về bonsai. Vượt qua khó khăn về vốn, kiến thức và cả những thất bại, đến năm 2014, mô hình khởi nghiệp của anh đạt nhiều kết quả khả quan. Anh mạnh dạn mở rộng quy mô, xây dựng thương hiệu nhà vườn Quang Tuấn với một số sản phẩm như: Đá tiểu cảnh, đá ghép cây bonsai, đào, quất bonsai, hồ cá Koi… Đến nay, mới 29 tuổi nhưng anh đã có hơn chục năm gắn bó với nghề làm bonsai tiểu cảnh. Từ những cây dâu tằm, tùng, linh sam, cần thăng… được anh Tuấn gửi gắm tâm tư, thổi hồn vào dáng   của từng tán lá, đường uốn lượn của thân cây trở thành sản phẩm sống động, đa dạng về hình dáng, mẫu mã. 

Để làm ra được một sản phẩm bonsai tiểu cảnh mất khá nhiều thời gian, công sức. Với những cây đơn giản cần khoảng 5 tháng - 1 năm để hoàn thành, những cây có thế khó, kỳ công phải cần đến 5 năm mới có thể hoàn tất các công đoạn. Tùy vào từng loại, thế cây mà giá của từng sản phẩm dao động từ 500 nghìn - 3 triệu đồng với cây bonsai mini; đào bonsai từ 3 - 20 triệu đồng… Sự kết hợp hài hòa của cây cùng với tiểu cảnh đá, hình tượng… là điểm khác biệt của các sản phẩm bonsai mini do anh Tuấn tạo ra với những bonsai trên thị trường. Theo anh Tuấn, giá trị của mỗi cây bonsai tiểu cảnh nằm ở phần tạo hình, thế của cây. Với những dáng, thế cơ bản như: Trực, huyền, hoành… từ luật cơ bản, anh sáng tạo thêm những điểm nhấn ấn tượng mang đậm phong cách của bản thân. Với sự năng động, nhạy bén với thị hiếu của khách hàng…, sau khi đã trừ chi phí, thu nhập bình quân của anh đạt khoảng 200 triệu đồng/năm.

Những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, anh khai thác lợi thế công nghệ thông tin quảng bá các sản phẩm của nhà vườn đến người tiêu dùng. Đồng thời tích cực giao lưu, chia sẻ cùng những người bạn chung niềm đam mê, từ đó nhận được những góp ý, phản hồi, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, nhà vườn Quang Tuấn tạo việc làm cho 2 lao động địa phương. Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, anh Tuấn tự mình thực hiện mọi công đoạn, từ chọn cây phôi đến việc nuôi, chăm sóc đến cắt tỉa, tạo hình, thế cho sản phẩm.

Anh Nguyễn Quang Tuấn cho biết: "Để thương hiệu nhà vườn Quang Tuấn ngày càng phát triển mạnh, dần khẳng định chất lượng, thu hút đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh, tôi ấp ủ rất nhiều dự định. Trong thời gian tới tập trung phục vụ đào, quất dịp Tết cổ truyền với những cây đào, quất bonsai kích thước lớn”.

Linh  Nhật


Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục