Trở về quê hương từ khói lửa chiến tranh với thương tật 65%, thương binh Nguyễn Văn Tún ở xóm Dụ Phượng, xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình vẫn tiếp tục hành trình mới - cứu người bằng y học cổ truyền, tiếp nối lý tưởng "Bộ đội Cụ Hồ”, sống vì cộng đồng và phụng sự Tổ quốc.
Ông Nguyễn Văn Tún, một trong những cựu chiến binh tiêu biểu trong các phong trào thi đua tại địa phương.
Người trở về từ giấy báo tử
Năm 1971, chàng trai Nguyễn Văn Tún khi đó mới 17 tuổi đã tình nguyện lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và được biên chế vào Đại đội D2, Quân khu 9, đóng quân tại chiến trường miền Tây Nam Bộ. Nhớ lại những năm tháng chiến đấu, ông Tún chia sẻ: Chiến trường rất ác liệt, khi đi ai cũng xác định lành ít, dữ nhiều. Trận đánh địa pháo ở Cà Mau và trận pháo trên kênh 9 vào các năm 1973, 1974 là 2 trận tôi bị thương nặng nhất. Đến giờ, mảnh đạn vẫn còn găm trong cơ thể.
Bị thương nặng sau chiến đấu, năm 1976, ông Tún được đưa trở về miền Bắc để điều trị và tiếp tục phục vụ trong quân đội đến năm 1979. Tuy nhiên, do điều kiện thông tin liên lạc thời kỳ đó còn hạn chế, một giấy báo tử đã được gửi về quê hương. Gia đình đau đớn nhận tin ông hy sinh và tên ông từng được ghi là "đã hy sinh vì Tổ quốc”. Song một điều kỳ diệu đã xảy ra, năm 1979 ông Tún trở về quê trong sự ngỡ ngàng và vỡ òa của gia đình cùng bà con lối xóm. Trở về từ cõi chết, ông được xếp loại thương binh 2/4, trong đó có những mảnh đạn vẫn còn nằm trong đầu, tạo thành vết sẹo dài lõm trên trán ông. Hậu quả của chiến tranh không chỉ là những vết thương thể xác, mà còn là những cơn đau tái phát mỗi khi trái gió trở trời, những đêm dài mất ngủ vì ám ảnh bom đạn, những ký ức về đồng đội nằm lại nơi chiến trường.
Người lính ấy học cách làm quen với cuộc sống đời thường dù gặp muôn vàn khó khăn. Ông từng bước vượt qua thương tật, tiếp tục sống có ích cho gia đình và xã hội. Đó là minh chứng cho tinh thần người lính Cụ Hồ, kiên cường và bất khuất.
Người lính, người thầy thuốc tận tụy
Trở về quê hương, với nền tảng nghề y gia truyền, ông Tún tiếp tục hành trình mới - cứu người bằng y học cổ truyền. Từ những kiến thức học được từ gia đình và tìm tòi nghiên cứu không ngừng, ông bắt đầu bốc thuốc chữa bệnh cho bà con trong vùng. Tiếng lành đồn xa, giờ đây bệnh nhân của ông đến từ khắp mọi miền đất nước để chữa các bệnh ngoài da, trĩ, dạ dày, gai đốt sống... Năm 2024, phòng khám đông y tại nhà ông đã tiếp đón và điều trị cho gần 4.000 lượt bệnh nhân. Dù đã ngoài 70 tuổi, hằng ngày ông vẫn thức dậy từ 4 giờ sáng để kê đơn, bốc thuốc, tận tụy vì người bệnh. Ngoài ra, ông Tún còn tích cực phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi tổng hợp và trồng rừng sản xuất, tạo thêm việc làm cho một số hội viên cựu chiến binh hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Với những cống hiến của mình, năm 1989, ông Tún đã được tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì. Ông cũng đã được trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Hội Người cao tuổi tỉnh công nhận là gương sáng trong phong trào thi đua "Tuổi cao - Gương sáng”. 50 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, những người lính trở về như ông Nguyễn Văn Tún vẫn đang tiếp tục cống hiến thầm lặng trong thời bình.
Huyền Trang
Cùng là hội viên cựu chiến binh (CCB) phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình), tôi quen bác Nguyễn Quốc Ấn qua những lần đi dự lớp tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tôi thích nghe bác kể chuyện chiến đấu ở Điện Biên Phủ năm 1954; nghe chuyện ở mặt trận chống Mỹ cứu nước năm 1966 - 1975. Bác Ấn khiêm tốn, ít nói về mình. Quê bác ở Hội An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Bác Ấn là lính tình nguyện đi đánh giặc Pháp. Năm 1953, bác được tuyển quân và được biên chế vào Tiểu đoàn 9. Sau đó bác cùng 20 chiến sỹ tiểu đoàn được cử đi học lớp quản lý pháo và kỹ thuật tháo lắp pháo.
Những năm qua, mô hình phát triển kinh tế "Trang trại giun quế Hoà Bình" của anh Bùi Văn Đáng ở xóm Cỏ Giữa, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) không chỉ mang lại giá trị kinh tế ổn định, mà còn thân thiện, bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững.
Dáng người mảnh khảnh, nước da rám nắng, hàng ngày mưu sinh với nghề nuôi và đánh bắt cá vùng hạ lưu sông Đà, bà Nguyễn Thị Hiên, sinh năm 1964, trú tại tổ 14, phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình) được bà con làng vạn chài ví như "người hùng không áo choàng”. Không ít lần, bà vượt dòng nước xiết cứu người nhảy cầu quyên sinh, giúp họ tìm lại cuộc đời. Việc làm của bà là minh chứng về sự tử tế, lòng dũng cảm, tình thương người giữa đời thường, giúp xua tan "bóng đêm” trong tâm trí những người được cứu, tìm lại niềm tin trong cuộc sống.
Trên đỉnh núi Biều, nơi mây phủ quanh năm như chốn bồng lai có một bản nhỏ tên Sưng nằm lặng lẽ giữa đại ngàn xanh thẳm của xã Cao Sơn, huyện vùng cao Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Nơi ấy, có một người đã dành cả cuộc đời để chắt chiu từng con chữ, từng làn điệu dân ca, từng nếp sống cổ xưa của dân tộc Dao Tiền – ông Lý Văn Hềnh. Người dân nơi đây vẫn gọi ông bằng cái tên gần gũi, trìu mến: "Ông Hềnh giữ hồn Dao"
Sau khi về nghỉ hưu theo chế độ, ông Bùi Văn Nỏm, nguyên Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn, hiện trú tại phố Hữu Nghị, thị trấn Vụ Bản dành nhiều thời gian, tâm huyết sưu tầm, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Ở xã Kim Bôi (huyện Kim Bôi), không ai không biết đến gia đình "kình ngư” - ông Bùi Văn Bính, khi cả ông và hai con trai đều là vận động viên tiêu biểu thường xuyên thi đấu các giải bơi trong và ngoài tỉnh. Hơn 30 năm gắn bó với bộ môn bơi, hành trình của ông Bùi Văn Bính không chỉ là những thành tích cá nhân ấn tượng, mà còn là câu chuyện đầy cảm hứng về sự cống hiến và truyền lửa đam mê thể thao cho thế hệ trẻ, đóng góp vào sự phát triển thể thao tại địa phương.