Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Mêng  bên cháu nội Nguyễn Văn Viện.

Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Mêng bên cháu nội Nguyễn Văn Viện.

(HBĐT) - Không khí tưng bừng của những ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám như thôi thúc chúng tôi về thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Mêng ở xóm Hang Đồi II, xã Cư Yên (Lương Sơn). Con đường bê tông nhỏ dẫn vào ngôi nhà ba gian xum xuê cây trái là nơi sum vầy của mẹ và các con, cháu, chắt.

 

Năm nay, mẹ đã bước vào tuổi 97 nhưng còn khá khỏe mạnh, đôi bàn tay vẫn cần mẫn giã trầu và khâu vá. Đặc biệt, mẹ vẫn nhớ nhắc nhở con, cháu phải treo cờ Tổ quốc mỗi dịp trọng đại của đất nước. Bên bậc thềm nhà, nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, đôi mắt mẹ lại xa xăm nhớ về quá khứ. Mẹ kể: Trước Cách mạng Tháng Tám, cuộc sống của nhân dân vùng Lương Sơn khó nhọc, vất vả, làm lụng suốt ngày mà cơm chẳng đủ no. Chế độ lang đạo hà khắc đã đè nén nhân dân. Cách mạng thành công, bước ngoặt lịch sử chính quyền về tay nhân dân. Ai cũng tự nhủ nguyện theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn để xây dựng cuộc sống ấm no hơn. 

 

Nhìn dáng người nhỏ bé của mẹ, chúng tôi không nghĩ hồi còn trẻ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, mẹ đã từng tham gia gánh gạo nuôi bộ đội và nuôi giấu cán bộ cách mạng. Khi Tổ quốc cần, mẹ sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo, băng rừng, vượt suối vì nhiệm vụ chung. Lý tưởng sống tốt đẹp đó tiếp tục được thắp lên trong kháng chiến chống Mỹ. Chỉ có một người con trai duy nhất, chồng mẹ đã mất khi con lên 10 tuổi nhưng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, mẹ đã động viên con lên đường nhập ngũ, góp sức giải phóng dân tộc. Một ngày thu tháng 8/1971, mẹ tiễn anh Nguyễn Văn Trây lên đường tòng quân. Phút bịn rịn tiễn chân anh còn có người vợ trẻ và ba đứa con nhỏ dại. Người ở lại động viên nhau vững tâm sống với niềm tin sẽ đến ngày đoàn tụ để người ra đi được yên lòng. Thế nhưng vào thời điểm đất nước chưa trọn vẹn niềm vui, ngày 23/4/1972, mẹ được tin con đã dũng cảm hy sinh tại chiến trường Tây Nguyên. Vượt lên tất cả, mẹ động viên con dâu Phùng Thị Nông (vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trây) biến đau thương thành hành động nuôi ba cháu trưởng thành, viết tiếp truyền thống cách mạng của gia đình. Trong những năm tháng gian khó của thập niên 80 thế kỷ trước, mẹ đã san sẻ những hạt thóc ít ỏi cho những gia đình khó khăn hơn, cùng đoàn kết cộng đồng với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

 

Giờ đây, 3 cháu nội của mẹ đã trưởng thành, đều giữ được phẩm chất gia đình cách mạng. Cháu Nguyễn Nam Phương và một người chắt của mẹ tiếp tục công tác trong LLVT. Cháu Nguyễn Văn Viện sống cùng mẹ cũng tham gia công tác xã hội và là một điển hình về phát triển kinh tế. Mẹ mừng lắm bởi niềm tin của mẹ vào Đảng, cách mạng đã trở thành hiện thực, cuộc sống đã ấm no. Hài cốt của con trai, liệt sỹ Nguyễn Văn Trây cũng được đưa về quy tập tại nghĩa trang huyện Lương Sơn từ năm 1994. Hôm nay, mẹ được sống trong tình thương yêu của con cháu và sự quan tâm chăm lo của Đảng, chính quyền, những người con trong làng xóm và trên mọi miền Tổ quốc. Tài sản giá trị nhất đối với mẹ giờ là tấm bằng Tổ quốc ghi công và danh hiệu gia đình cách mạng gương mẫu. Đó cũng là những hiện vật vô giá để mẹ tiếp tục nhắc nhở, giáo dục con cháu sống và làm việc sao cho xứng đáng với những hy sinh của các thương binh, liệt sĩ vì độc lập, tự do của non sông, đất nước.

   

 

                                                                                        Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục