(HBĐT) - Qua lời giới thiệu của chị Nguyễn Thị Khai, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cao Dương (Lương Sơn), chúng tôi tìm đến gia đình chị Bùi Thị Thuận ở xóm Đồng Bon đúng vào lúc xưởng sản xuất gạch blốc của gia đình chị đang hoạt động. Bên cỗ máy ép gạch liên hoàn là 7 công nhân chủ yếu là phụ nữ đang hăng say lao động.

 

Thấy có khách lạ đến thăm, một phụ nữ khoảng 36-37 tuổi ra tiếp chúng tôi, qua vài câu chào hỏi xã giao, chúng tôi được biết chị là Nguyễn Thị Thuận, chủ cơ sở sản xuất gạch blốc ở đây. Chị Thuận cho biết: Gia đình chị bắt đầu mở xưởng sản xuất gạch từ năm 2008, lúc đó vét sạch vốn liếng trong nhà  chỉ có trên 50 triệu đồng nên anh chị phải vay thêm 20 triệu đồng từ chương trình  cho vay giải quyết việc làm của thanh niên để có đủ 75 triệu đồng mua máy ép gạch và các dụng cụ phục vụ sản xuất. Từ khi mở xưởng đến nay, nếu không mất điện, xưởng sản xuất gạch của gia đình chị cũng duy trì hoạt động sản xuất đều đặn. Hiện tại, xưởng có 7 công nhân  làm việc, bình quân mỗi ngày sản xuất được khoảng 3.000 viên gạch. Những người làm việc tại cơ sở sản xuất gạch của gia đình chị chủ yếu là phụ nữ trong xóm Đồng Bon. Các chị đều được trả công theo sản phẩm nên ai cũng cố gắng làm việc để có thu nhập cao. Chị Nguyễn Thị Ngoan, công nhân của xưởng cho biết: Chị làm công nhân ở xưởng được hơn 2 năm, bình quân mỗi tháng chị được trả khoảng trên 2 triệu đồng. Nhờ có đồng lương ổn định nên cuộc sống gia đình chị đã được cải thiện.

Do là cơ sở sản xuất có uy tín nên các sản phẩm làm ra đến đâu đều được khách hàng đặt mua ngay, giá bán mỗi viên gạch loại thường xuất tại xưởng là 1.700 đồng/viên, loại gạch đặc có giá khoảng từ 2.500 - 3.000 đồng/viên  tuỳ thuộc vào  tỷ lệ xi măng nhiều hay ít. Qua hạch toán kinh tế, sau khi trừ đi các khoản chi phí, mỗi viên gạch có lãi khoảng 200 đồng. Như vậy, mỗi ngày sản xuất 3.000 viên gạch, gia đình chị có nguồn thu 600.000 đồng, nếu không mất điện và sản xuất đều, mỗi tháng gia đình chị có thu nhập gần 20 triệu đồng từ việc sản xuất gạch blốc. Tâm sự với chúng tôi, chị Thuận cho biết, khó khăn lớn nhất mà cơ sở sản xuất gạch của gia đình gặp phải là nguồn điện không ổn định nên nhiều lúc phải sản xuất cả ban đêm mới đảm bảo đủ sản phẩm cung cấp cho khách hàng theo hợp đồng.

 

Ngoài ra, gia đình chị còn đầu tư xây dựng hệ thống nấu rượu bằng nồi hơi trị giá trên 100 triệu đồng để nấu hàng trăm lít rượu mỗi ngày cung cấp cho Công ty rượu ở Hà Nội, đồng thời tận thu nguồn bỗng rượu để phát triển chăn nuôi lợn thịt. Vào thời điểm nấu nhiều khoảng 3 tạ gạo mỗi ngày, gia đình chị  phải thuê thêm 2 lao động để đảm đương công việc nấu rượu và chăn nuôi lợn. Không dừng lại ở đó, hiện tại, gia đình chị Thuận còn có 20 ha rừng keo đã trồng được 5 năm tuổi đang chuẩn bị cho thu để quay vòng trồng tiếp chu kỳ 2.

 

Từ một gia đình nông dân thuần tuý ở một vùng quê  còn nhiều khó khăn nhưng bằng sự năng động, sáng tạo và đức tính  chịu thương, chịu khó của người phụ nữ, gia đình chị Bùi Thị Thuận ở xóm Đồng Bon, xã Cao Dương đã vươn lên giàu có, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động khác trong xóm. 

 

 

                                                                           Thanh Hoàn   

                                                                        (Đài Lương Sơn)  

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục