Dương Quốc Trung (thứ 2 bên trái) tại Đại hội thi đua quyết thắng LLVT tỉnh giai đoạn 2009 - 2012.

Dương Quốc Trung (thứ 2 bên trái) tại Đại hội thi đua quyết thắng LLVT tỉnh giai đoạn 2009 - 2012.

(HBĐT) - Hỏi cả thị trấn Đà Bắc hầu như ai cũng biết Trung “nhím” hay Trung “rắn”. Đó là những biệt danh mà người dân ở đây đặt và gọi anh dân quân Dương Quốc Trung ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).

 

Trò chuyện với chúng tôi, Trung bảo: tính đến nay, mình đã tham gia lực lượng dân quân của thị trấn Đà Bắc được 3 năm. Mặc dù là địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng trong quá trình tham gia lực lượng dân quân bản thân mình cũng như nhiều anh em chiến sỹ dân quân khác đã được giáo dục, huấn luyện và đều nhận thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia giữ gìn ANCT - TTATXH, tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền cơ sở vững mạnh toàn diện góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Không chỉ thực hiện tốt các nhiệm vụ trên cương vị chiến sỹ dân quân, Dương Quốc Trung còn là một điển hình trong phát triển kinh tế gia đình ở KDC. Sinh năm 1981, nghĩa là mới ngoài 30 tuổi nhưng Dương Quốc Trung đã tự mình tạo dựng được một cơ ngơi từ 2 bàn tay trắng mà nhiều người ao ước với ngôi nhà 2 tầng khang trang, đầy đủ tiện nghi. Cơ ngơi đó có được là từ chăn nuôi các loại con đặc sản như rắn, nhím, lợn rừng... Trung bảo: địa bàn nơi mình sinh sống đất canh tác ít, không có ruộng. Cộng với hoàn cảnh gia đình khó khăn do bố mất sớm từ lúc 9 tuổi, mọi gánh nặng đều đặt lên vai mẹ. Điều kiện kinh tế gia đình vốn đã khó khăn lại càng chồng chất khó khăn.

 

Vì thế, sau khi học xong THPT, Trung đã lao vào kiếm sống bằng nhiều công việc khác nhau như bán hàng, sửa chữa xe máy, nuôi bò, nuôi dê. Nhưng khi ấy do thiếu kinh nghiệm, không có kỹ thuật nên Dương Quốc Trung đã liên tiếp gặp thất bại, công việc không đem lại hiệu quả như mong muốn. Không cam tâm chịu thất bại, Trung đã tự mày mò mua sách về đọc và đi thực tế, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi. Trong quá trình đó, nhận thấy việc chăn nuôi các loại động vật hoang dã đã được thuần hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thường ít bị dịch bệnh, thị trường có nhu cầu cao và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Nhận rõ những tiềm năng đó, Trung đã bắt tay vào tìm kiếm, sưu tầm con giống mang về nuôi. Thời gian đầu, chưa nắm rõ các quy định của pháp luật trong việc nuôi nhốt động vật hoang dã nên nhiều lần Trung đã mua phải con giống không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nên bị lực lượng chức năng tịch thu, xử phạt hành chính. Ngoài ra, kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc chưa có nhiều nên con giống cũng bị dịch bệnh chết, hiệu quả thu được rất thấp. Nhớ lại thời kỳ đó, Trung kể: liên tiếp gặp thất bại, nguồn vốn đầu tư bị thâm hụt nặng, thậm chí đứng trước nguy cơ trắng tay. Xót của, người thân khuyên ngăn không cho tiếp tục nuôi, bạn bè ái ngại. Bản thân đôi lúc cũng muốn bỏ cuộc, chấp nhận thất bại. Nhưng khi ngẫm lại thấy nhiều người ở nhiều nơi đã làm được, mang lại hiệu quả kinh tế cao, không lý do gì mà mình không làm được. Vì thế, tôi lại quyết tâm làm dù cho người thân phải đối quyết liệt.

 

Nghĩ là làm. Để chắc thắng, lần này ngoài thời gian tự mày mò tìm hiểu trong sách vở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trung tiếp tục bỏ thời gian để đi đến nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm. Khi đã tích lũy được vốn kinh nghiệm nhất định, năm 2008, Trung đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư xây mới, gia cố chuồng trại và vào miền Nam mua 20 con lợn rừng giống; đi về Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc) mua hơn 100 con rắn hổ mang và mua hơn 40 con nhím giống về nuôi. Từ đó đến nay, đàn lợn đã phát triển lên đến 80 con, đàn rắn và cả nhím cũng đã phát triển tốt. Mỗi năm, nguồn thu từ việc bán rắn, nhím, lợn rừng, trừ các chi phí, gia đình anh thu lãi từ 200 - 500 triệu đồng. Với việc đầu tư phát triển kinh tế gia đình, Dương Quốc Trung còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động và việc làm thời vụ cho 8 - 10 người với mức thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng người/tháng.

 

 

                                                                     Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục