Năm nay 70 tuổi, ông Bùi Văn Kịnh, xóm Tân Phong, xã Phong Phú (Tân Lạc) được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tín nhiệm bầu là người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, ông luôn gương mẫu thực hiện chính sách pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, đề xuất với cấp ủy, chính quyền triển khai các cuộc vận động "Tuổi cao, gương sáng”, "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” gắn với các phong trào thi đua của xã, xóm, góp phần nhân rộng tinh thần đoàn kết, gắn bó trong gia đình, cộng đồng, xây dựng gia đình, xóm văn hóa, an toàn về an ninh trật tự (ANTT).


Ông Bùi Văn Kịnh  (đứng giữa), xóm Tân Phong, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc trao đổi với lực lượng đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.  

Ông Kịnh chia sẻ: Thông qua các buổi sinh hoạt của dòng họ, chi hội Người cao tuổi, họp xóm… tôi đã phối hợp với các thành viên tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của địa phương về bảo vệ an ninh; cùng với cán bộ Công an xã tuyên truyền để người dân, con em thấy rõ và cảnh giác với hoạt động của các phần tử xấu, các loại tội phạm; vận động nhân dân tham gia quản lý giáo dục, khuyên giải, giúp đỡ người lầm lỗi, động viên gia đình, người thân, hàng xóm tham gia phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội… Từ đó, bà con nêu cao cảnh giác, tích cực tham gia tố giác tội phạm, lên án những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, trái với văn hóa, phong tục tốt đẹp của dân tộc, địa phương.

 Không chỉ ông Kịnh, những NCUT trong xóm và xã còn tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới gắn với các hoạt động "uống nước nhớ nguồn”, giúp đỡ, chia sẻ những hoàn cảnh khó khăn… Trong xóm, gia đình, dòng họ có biểu hiện mâu thuẫn, mất đoàn kết, những NCUT đã chủ động, kiên trì gặp gỡ, tuyên truyền, phân tích, giải thích, vận động, hòa giải… để người dân hiểu và hóa giải các mâu thuẫn, tránh để nảy sinh các vấn đề phức tạp về ANTT. Trong Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của xã được chọn làm điểm của tỉnh vừa được tổ chức, ông Bùi Văn Kịnh đại diện cho NCUT trên địa bàn chia sẻ về ý nghĩa của phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về truyền thống tốt đẹp của quê hương Mường Bi anh hùng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn thêm tự hào về truyền thống quê hương, thấy được trách nhiệm của công dân trong tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc nói chung.

Ông Kịnh cho biết thêm: Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tôi cho rằng hiện nay, người dân, nhất là thế hệ trẻ ngày càng được tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện thông tin hiện đại nhanh, nhạy. Tuy nhiên, nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin xấu độc; xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo trên mạng, khiến nhiều người dân mắc phải, tiềm ẩn phức tạp về ANTT. Trong khi đó, những NCUT như chúng tôi hầu hết đã cao tuổi, ít có điều kiện tiếp xúc, cập nhật thông tin mới về các vấn đề xã hội, ANTT, hạn chế về nhận thức và sử dụng công nghệ thông tin mới… nên nội dung tuyên truyền chưa bắt kịp với thực tế đặt ra. Do vậy, chúng tôi mong muốn cấp ủy Đảng, chính quyền, Công an xã thường xuyên trao đổi, hướng dẫn, cập nhật những thông tin, tình hình mới về an ninh để chúng tôi nắm bắt và truyền đạt đến người dân được thời sự hơn. Các cấp, ngành tăng cường hơn nữa việc hướng dẫn các tổ, các thành viên mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở xóm về cách thức tổ chức duy trì, đổi mới hoạt động để thực sự phát huy hiệu quả của mô hình. Tôi nghĩ, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc là của toàn dân, Nhân dân tự giác, tích cực tự phòng, tự chống, tự quản, tự hòa giải, góp phần đẩy lùi mọi âm mưu của các phần tử xấu, tội phạm. Toàn thể Nhân dân tiếp tục đoàn kết, phát huy vai trò, tự giác tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để xây dựng quê hương Phong Phú ngày càng phát triển, an toàn về ANTT.


Hương Lan

Các tin khác


Vườn mẫu tiêu biểu của nông dân người dân tộc Mường

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu của huyện Lương Sơn xuất hiện nhiều mô hình vườn mẫu, vườn đẹp. Trong đó, tiêu biểu là mô hình vườn mẫu của gia đình nông dân Nguyễn Văn Điền, dân tộc Mường ở xóm Suối Sếu A, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). 

Huyện Đà Bắc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao

Huyện Đà Bắc có 5 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 14%. Những năm qua, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao được chú trọng, là tiền đề để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện vùng cao này.

Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc, miền núi nhằm giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Nhờ vậy, KT - XH vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển khá toàn diện.

Huyện Cao Phong: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,48%/năm

Tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần cải thiện sinh kế, giúp các hộ dân tộc thiểu số nghèo vươn lên, 5 năm qua (2019-2024), huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo. Trong đó, dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và dự án Hỗ trợ phát triên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Quan tâm thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình tập trung triển khai thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, mở ra hướng đi mới, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Xã Cuối Hạ huy động nguồn lực chăm lo đời sống hộ dân tộc thiểu số nghèo

Với điều kiện kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) tập trung ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, khuyến khích duy trì một số ngành nghề truyền thống. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được đẩy mạnh thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, huy động các nguồn lực chăm lo đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục