Việc thu hút đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện. HĐND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư, lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chính sách đầu tư, huy động các nguồn vốn ODA… cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần quan trọng giúp các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn xây dựng NTM.
Từ năm 2021 - 2023, toàn tỉnh có 14 xã khu vực III thoát
khỏi diện đặc biệt khó khăn, đồng thời hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, gồm:
Hữu Lợi, Bảo Hiệu, Lạc Lương, Đa Phúc (Yên Thủy); Hợp Phong, Thung Nai (Cao
Phong); Gia Mô, Quyết Chiến, Lỗ Sơn, Nhân Mỹ (Tân Lạc); Cao Sơn (Đà Bắc); Văn
Nghĩa (Lạc Sơn); Vĩnh Tiến (Kim Bôi); Độc Lập (TP Hòa Bình).
Năm 2024, dự kiến phấn đấu 6 xã khu vực III thoát khỏi diện
đặc biệt khó khăn, đồng thời hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.
* 150/151 xã, phường,
thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2
Những năm qua, tỉnh Hoà Bình tiếp tục duy trì và nâng cao
chất lượng công tác phổ cập giáo dục (PCGD). Đến nay, tỉnh đạt chuẩn PCGD mầm
non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học mức độ 3, PCGD trung học cơ sở mức độ 2, xóa
mù chữ mức độ 2.
Toàn tỉnh có 151 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ,
đạt 100%. Trong đó, 150 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2, chiếm 99,44%;
còn 1 xã đạt mức độ 1, chiếm 0,66% (xã Hang Kia, huyện Mai Châu). Xã Hang Kia
thuộc diện điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, có 90% số người trong độ tuổi từ
15 - 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1, tức hoàn thành giai đoạn 1
chương trình xóa mù chữ, hoặc mới hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu
học.
D.L
Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần tích cực giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho hội viên nông dân (HVND), nhất là nông dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc đã và đang tập trung triển khai các chính sách, chương trình, hỗ trợ HVND tham gia đào tạo nâng cao tay nghề, giúp nông dân đáp ứng các yêu cầu của kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ mới.
Được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 xã Đồng Môn, An Lạc và Liên Hoà, xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) hiện có trên 6.500 nhân khẩu, trong đó gần 74% là người dân tộc Mường. Nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và địa phương, cuộc sống của người dân trên địa bàn xã từng bước được cải thiện, cuộc sống ấm no, diện mạo nông thôn khang trang.
Không phải ngẫu nhiên khi ông Sùng A Dếnh ở bản Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) được người dân ví như cây đại thụ, tỏa bóng, che chở bản làng. Bằng những việc làm ý nghĩa, ngày nối ngày ông tiếp tục góp phần mang lại sự bình yên cho quê hương.
Nằm ở cuối huyện Lương Sơn, xóm Suối Bến, xã Liên Sơn có 70 hộ, 340 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao. Do địa hình bao bọc bởi núi cao, diện tích đất canh tác ít nên nguồn thu nhập chính của xóm dựa vào rừng. Ngoài nguồn thu nhập từ 150 ha giữ rừng, bà con nơi đây trồng cây lâm nghiệp, măng và ngô. Với lợi thế gần Hà Nội, đường giao thông, những năm gần đây, xóm phát triển cây củ riềng gia vị.
Bà Bùi Thị Sừ, 68 tuổi ở xóm Lâu Kỵ, xã Tân Lập (Lạc Sơn) là tấm gương sáng của người phụ nữ dân tộc Mường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Từ việc gìn giữ nghề dệt vải, đến vai trò tiên phong trong các phong trào xã hội, bà đã khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ cao tuổi trong xây dựng cộng đồng. Với nghị lực vượt khó và tinh thần trách nhiệm cao, bà xứng đáng là hình mẫu phụ nữ thời đại mới, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.
Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Cao Phong vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế để cải thiện thu nhập.