"Từ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước triển khai chính sách dân tộc cùng nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân dân, đời sống bà con xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc ngày càng cải thiện, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, người dân tin tưởng, tích cực tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương", đồng chí Đinh Thanh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Vầy Nưa khẳng định.


Tuyến đường Vầy Nưa - Tiền Phong (Đà Bắc) đang được đầu tư góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vầy Nưa là xã vùng hồ của huyện Đà Bắc, tổng diện tích tự nhiên 6.059 ha, địa hình chủ yếu là đồi núi cao. Xã gồm 8 xóm, có 1 xóm biệt lập phải di chuyển bằng đường thủy. Trên địa bàn có 3 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 42%, dân tộc Dao chiếm 54%, còn lại là dân tộc Kinh. Bám sát chỉ đạo của cấp trên, xã quán triệt triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc, đặc biệt là rà soát và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, nhất là liên quan đến đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách đối với học sinh, sinh viên, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, cải thiện sinh kế đang tạo sự đổi thay lớn cho vùng đồng bào dân tộc tại địa phương. Kết cấu hạ tầng đường giao thông, trường học, trạm y tế được đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân. Người dân đang tiếp cận và hưởng lợi từ các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ tiền điện và các chính sách an sinh xã hội. Xã tích cực định hướng, hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản và du lịch, dịch vụ, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Xã luôn hoàn thành diện tích gieo trồng hàng năm, chăn nuôi phát triển ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm trên 1 vạn con. Tận dụng mặt nước hồ thủy điện và chính sách hỗ trợ của nhà nước, xã phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Toàn xã có hàng trăm lồng cá, trên 40 ao cá, bình quân mỗi hộ chăn nuôi thu nhập từ 60 - 100 triệu đồng/năm. 

Bên cạnh đó, xã đã đẩy mạnh hoạt động du lịch dịch vụ, vận tải hàng hóa, hành khách, trên địa bàn bước đầu có những điểm du lịch thu hút du khách, tạo việc làm cho người dân. Các chương trình hỗ trợ người khó khăn, yếu thế được quan tâm. Từ năm 2019 đến nay đã hỗ trợ 30 hộ, trong đó xây mới nhà ở cho 24 hộ, sửa chữa cho 6 hộ. Toàn xã có 291 học sinh được hỗ trợ kinh phí học tập, bình quân 304,4 triệu đồng/năm; giải quyết việc làm cho 360 lao động là người dân tộc thiểu số. Chất lượng khám, chữa bệnh và phòng bệnh ban đầu được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%.

Xã đang hưởng lợi từ các chương trình mục quốc gia: giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Riêng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các nguồn vốn đã được đầu tư 27,3 tỷ đồng, giải ngân đạt 83% đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo chưa có đất ở, nhà ở hoặc nhà tạm, nhà dột nát được hỗ trợ xây nhà kiên cố, tạo thêm việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với điều kiện, địa bàn sinh sống của bà con, góp phần ổn định cuộc sống, hạn chế thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra. Thông qua các chương trình, dự án chính sách dân tộc, công tác dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm từ 2 - 3%, đến nay, toàn xã còn 204 hộ nghèo, 187 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân đạt 36,5 triệu đồng/người/năm.



Lê Chung

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Từ đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), kinh tế nông thôn của huyện Lạc Sơn không ngừng phát triển, qua đó từng bước nâng cao đời sống người dân, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Người có uy tín - hạt nhân nòng cốt trong vùng đồng bào dân tộc

Xóm Tiện là địa bàn xa nhất và còn nhiều khó khăn thuộc xã vùng hồ Thung Nai (Cao Phong). Đến đây hỏi thăm nhà ông Bùi Văn Thinh thì không ai không biết. Ông Thinh đã có 10 năm làm Trưởng xóm, từ năm 2006 đến nay làm Bí thư chi bộ. Đặc biệt, ông là người có uy tín (NCUT) được Nhân dân tin yêu, trong nhiều năm đã trở thành hạt nhân nòng cốt đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở xóm Tiện.

Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Theo số liệu điều tra, tỉnh có 6 dân tộc cùng chung sống gồm: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Tày. Trong đó có số dân đông hơn cả là dân tộc Mường (64%), dân tộc Kinh (26%), dân tộc Thái (4%), dân tộc Tày (3%), dân tộc Dao (2%), dân tộc Mông (0,3%); các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất thấp (cộng chung là 0,7%).

Huyện Tân Lạc: Nhiều khó khăn trong thực hiện giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021 - 2025, trong các năm 2021 - 2023, huyện Tân Lạc đã nỗ lực triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, triển khai Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2024- 2025, huyện gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

14 xã khu vực III hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Việc thu hút đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện. HĐND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư, lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chính sách đầu tư, huy động các nguồn vốn ODA… cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần quan trọng giúp các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn xây dựng NTM.

Người lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở phường Thống Nhất

Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ làm tốt việc vận động người dân tích cực phát triển kinh tế, mà còn là những nhân tố tích cực góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Ông Bàn Sinh Lương, người có uy tín tại tổ 9, phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình là một tấm gương tiêu biểu trong việc lưu giữ văn hóa truyền thống dân tộc Dao tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục