Ở tuổi 64, ông Bùi Văn Thao, trưởng xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã 17 năm được bầu là người có uy tín. Với dáng vẻ nhanh nhẹn, cử chỉ hoạt bát "miệng nói, tay làm”, ông không chỉ phát huy vai trò "cầu nối” tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách Đảng tới nhân dân mà còn tiên phong trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương.
Ông Bùi Văn Thao (ngoài cùng bên trái), người có uy tín, trưởng xóm Tiềng, xã Bắc Phon, huyện Cao Phong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Xã Bắc Phong đã về đích nông thôn mới và phấn đấu hoàn thành tiêu chí cuối cùng về văn hóa để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Xóm Tiềng là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Mường. Điều kiện kinh tế, nguồn thu nhập chính của bà con dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Qua tiếp cận những thông tin, kiến thức trên sách, báo, ông Thao tích cực tuyên truyền, vận động các hộ trong xóm làm theo, đồng thời vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất của gia đình.
Mặt khác, ông Thao phối hợp triển khai thông tin, tuyên truyền để người dân nắm bắt, tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi do ngành, đoàn thể tổ chức. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của xóm ngày càng khởi sắc. Người dân tích cực cải tạo đất trồng các cây có giá trị, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, như: cam, bưởi, mía... Bên cạnh đó, người dân đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, chăn nuôi gia cầm theo hướng hàng hóa.
Vợ, chồng ông Thao có 2 người con đều đã trưởng thành, lập gia đình và ra ở riêng. Mặc dù không còn phải lo toan vất vả nhưng ông, bà vẫn luôn chủ động kinh tế và mọi việc. Cuộc sống của ông, bà êm đềm, bình dị. Sáng sớm, ông lên đồi chặt chuối, mang cỏ, thân mía về nhà sơ chế làm thức ăn xanh trong ngày cho đàn trâu. Bà thì tranh thủ quét sân vườn, chăm đàn gia cầm...
Chỉ tay về phía con đường liên xóm thẳng tắp, rộng rãi, ông Thao chia sẻ: Để giải phóng mặt bằng trên trục giao thông này, bản thân tôi là trưởng xóm, người có uy tín đã nhận thức đầy đủ và xác định phải gương mẫu thực hiện trước. Cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể xã, xóm, tôi đã phối hợp tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ dân. Từ đó, công trình nhận được sự ủng hộ của bà con, đồng thuận hiến đất để triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ. Tuyến đường hoàn thành, đưa vào sử dụng đã mang lại diện mạo khu dân cư khang trang, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa.
Đồng chí Khương Xuân Lịch, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bắc Phong cho biết: Để đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, những người có uy tín, trưởng xóm là người góp tiếng nói quan trọng. Xóm Tiềng là một trong những khu dân cư tiêu biểu thực hiện tốt phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới nói riêng, các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cơ sở nói chung. Tinh thần tiên phong, gương mẫu thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng, vai trò, trách nhiệm người có uy tín của ông Bùi Văn Thao, trưởng xóm Tiềng được cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận. Với những đóng góp tiêu biểu trong công tác dân tộc, năm 2023, ông Thao đã vinh dự được nhận bằng khen của Ủy ban Dân tộc.
Bùi Minh
Những năm qua, Viettel Hoà Bình đã có những đóng góp thiết thực đối với công tác đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số... Qua đó, góp phần không nhỏ vào thực hiện những mục tiêu, định hướng chung của tỉnh đối với hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn và Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025.
Những ngày cuối tháng 11, chúng tôi trở lại thăm xã Tòng Đậu (Mai Châu), cảm nhận sự đổi thay từ cơ sở hạ tầng đến cuộc sống của người dân. Xã có 6 xóm với 5 dân tộc (Thái, Mường, Kinh, Dao, Hoa) cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm trên 80%. Thời gian qua, người dân được hưởng lợi từ các chương trình, dự án, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).
Những năm qua, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh phát triển nghề trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Qua đó không chỉ khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ rừng mà còn giúp bà con cải thiện, nâng cao thu nhập.
Giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh Hòa Bình đã bố trí, lồng ghép nguồn vốn trên 30 nghìn tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, thủy lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, điện lưới, viễn thông, phát thanh, truyền hình...
Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có trên 86,3 nghìn lượt hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số được vay vốn chính sách. Trong đó có trên 17,9 nghìn lượt hộ nghèo, trên 15 nghìn lượt hộ cận nghèo, trên 9 nghìn lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
Khởi động từ tháng 4/2024, chị Bùi Thị Phửn, hội viên Chi Hội Phụ nữ xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) là hộ đầu tiên được hỗ trợ 50 con gà giống từ mô hình "Biến rác thải thành con giống”. Sau gần nửa năm chăm sóc, đàn gà đến kỳ xuất bán. Chị Phửn dùng số tiền bán gà mua 2 con lợn giống trị giá 3,5 triệu đồng để tái đầu tư chăn nuôi.