Xã Tiền Phong cách trung tâm huyện Đà Bắc 39km. Đây là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện. Xã hiện có 609 hộ, trên 2.500 nhân khẩu tại 7 xóm; dân tộc Mường chiếm 97%, các dân tộc khác chiếm 3% (Kinh, Dao, Tày, Thái). Đến hết năm 2024, xã còn 193 hộ nghèo, chiếm 31,85% và 183 hộ cận nghèo, chiếm 30,02%; thu nhập bình quân đầu người 34 triệu đồng.


Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hỗ trợ người dân xã Tiền Phong (Đà Bắc) nuôi cá Nheo Mỹ, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, UBND xã Tiền Phong đã tổ chức các cuộc họp với các xóm được đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu để bàn, thống nhất các nội dung để thực hiện. Các xóm tổ chức họp để phổ biến và tuyên truyền, vận động nhân dân. Ban giám sát đầu tư cộng đồng giám sát tiến độ, kỹ thuật, chất lượng các công trình. Quy trình lập, thẩm định hồ sơ; phê duyệt, thực hiện, giải ngân, nghiệm thu, thanh quyết toán dự án triển khai theo Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu, đảm bảo tính khách quan, chất lượng công trình.

Với sự giám sát, tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần thay đổi cuộc sống của nhân dân xã Tiền Phong. Nhiều công trình, dự án đã phát huy hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng chí Xa Văn Thức, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: Quá trình thực hiện tại các xóm, nhân dân đồng thuận, thống nhất; tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công xây dựng công trình. Các công trình đầu tư, xây dựng đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

Tuyến đường liên xã Vầy Nưa - Tiền Phong, huyện Đà Bắc đang được thi công nhằm tạo thuận lợi đi lại và giao thương hàng hóa cho vùng khó khăn.

Năm 2024, chương trình đã giải ngân trên 623 triệu đồng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân 7 xóm; hỗ trợ mô hình chăn nuôi gà thịt cho 16 gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ 53 hộ nuôi bò sinh sản, 23 hộ nuôi cá nheo Mỹ.

Nguồn vốn đầu tư đã hỗ trợ 90 hộ nghèo, cận nghèo nước sinh hoạt phân tán; sửa chữa đường ống nước sinh hoạt các xóm Đức Phong, Túp, Nà Mát, Cò Xa; sửa chữa đường nội xóm Phiếu, xóm Điêng Lựng, đường vào nhà văn hóa và khu sản sản xuất xóm Đức Phong; hỗ trợ trang thiết bị cho nhà văn hoá các xóm...

Theo Chủ tịch UBND xã Tiền Phong Xa Văn Thức, trong quá trình triển khai chương trình ở địa phương gặp khó khăn do dân cư thưa thớt, đời sống của nhân dân chưa cao, nên việc đối ứng bằng tiền mặt để xây dựng các công trình phụ trợ còn hạn chế. Nhiều công trình khó thi công được. Do vậy, thời gian tới, Đảng ủy, UBND xã và các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các hạng mục đối ứng của dự án, hiến đất và tài sản trên đất để triển khai thực hiện các công trình. Đồng thời, vận động các doanh nghiệp hỗ trợ vật liệu cho các xóm xây dựng các công trình phụ trợ. Phát huy vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, Ban giám sát đầu tư cộng đồng đối với các dự án, công trình để đảm bảo chất lượng.


Việt Lâm

Các tin khác


Nông dân xã Kim Lập làm giàu từ mô hình trồng chuối tiêu hồng

Đến xóm Trò, xã Kim Lập (Kim Bôi), chỉ cần hỏi thăm cái tên "Nam chuối” thì không ai trong xóm thấy xa lạ. Đây là biệt danh mà người dân xóm đặt cho nông dân Bùi Thành Nam, người dân tộc Mường, bởi anh là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế, gắn bó, khởi nghiệp cùng mô hình trồng chuối tiêu hồng thành công tại địa phương.

Quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình quan tâm. Sự nghiệp GD&ĐT vùng dân tộc chuyển biến tích cực. Hệ thống trường, lớp học được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

Hỗ trợ nông dân các dân tộc thiểu số huyện Mai Châu xây dựng sản phẩm OCOP

Với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Mai Châu tích cực hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng các sản phẩm OCOP. Từ đó, góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, gia tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

Viettel Hoà Bình góp phần chăm lo cho hộ khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, Viettel Hoà Bình đã có những đóng góp thiết thực đối với công tác đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số... Qua đó, góp phần không nhỏ vào thực hiện những mục tiêu, định hướng chung của tỉnh đối với hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn và Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025.

Xã Tòng Đậu quan tâm nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Những ngày cuối tháng 11, chúng tôi trở lại thăm xã Tòng Đậu (Mai Châu), cảm nhận sự đổi thay từ cơ sở hạ tầng đến cuộc sống của người dân. Xã có 6 xóm với 5 dân tộc (Thái, Mường, Kinh, Dao, Hoa) cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm trên 80%. Thời gian qua, người dân được hưởng lợi từ các chương trình, dự án, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).

Đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế rừng, nâng cao thu nhập

Những năm qua, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh phát triển nghề trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Qua đó không chỉ khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ rừng mà còn giúp bà con cải thiện, nâng cao thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục