Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, TP Hoà Bình được giao trên 44 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển trên 20 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp trên 24 tỷ đồng.


Mô hình trồng rau an toàn ở xã Độc Lập, TP Hoà Bình tạo việc làm, thu nhập cho bà con dân tộc thiểu số.

Nguồn vốn đầu tư đã thực hiện các công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Sòng, xóm Mùi (xã Độc Lập), xóm Cang 1 (xã Hòa Bình); hỗ trợ nhà ở cho 6 hộ nghèo; công trình cứng hóa đường nội đồng, đường giao thông nông thôn, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa chợ của xã Độc Lập...

Nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ téc nước cho các hộ nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng mô hình nuôi gà thả vườn, mô hình nuôi lợn nái ngoại sinh sản, sản xuất rau an toàn; sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá, công trình sinh hoạt, tập luyện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng...

Qua 3 năm triển khai chương trình đã có nhiều tác động tích cực đến kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của địa phương; thúc đẩy phát triển KT-XH, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân; kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi tiếp tục tăng trưởng, đạt mục tiêu giảm hộ nghèo hàng năm là 1,74%.

Đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân của người DTTS đạt 63 triệu đồng/năm, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% đường giao thông liên thôn, xóm được cứng hóa; duy trì 100% phường, xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia y tế; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% đồng bào DTTS ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (trong đó trên 70% được sử dụng nước sạch); 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. 

Thành phố từng bước quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí hộ DTTS đang cư trú tại các khu vực, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, dột nát cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo. Duy trì mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học mức độ 3, PCGD THCS mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2. Tăng cường công tác y tế, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tỷ lệ người DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó 50% lao động có bằng cấp, chứng chỉ được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. 95% hộ gia đình DTTS đạt tiêu chuẩn văn hóa; 85% xóm, tổ dân phố vùng DTTS đạt văn hóa. Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng cơ quan, đơn vị.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Phó Trưởng phòng Dân tộc, TP Hoà Bình cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi được thực hiện thực chất, hiệu quả, không chạy theo thành tích, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho đồng bào DTTS. Kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn được tăng cường; các mô hình sản xuất có hiệu quả được triển khai nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn. Việc triển khai các tiểu dự án, dự án của chương trình được người dân đồng tình ủng hộ, giúp cải thiện đáng kể những khó khăn trong sinh hoạt, đời sống vùng đồng bào DTTS.


Việt Lâm


Các tin khác


Hỗ trợ nông dân các dân tộc thiểu số huyện Mai Châu xây dựng sản phẩm OCOP

Với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Mai Châu tích cực hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng các sản phẩm OCOP. Từ đó, góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, gia tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

Viettel Hoà Bình góp phần chăm lo cho hộ khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, Viettel Hoà Bình đã có những đóng góp thiết thực đối với công tác đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số... Qua đó, góp phần không nhỏ vào thực hiện những mục tiêu, định hướng chung của tỉnh đối với hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn và Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025.

Xã Tòng Đậu quan tâm nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Những ngày cuối tháng 11, chúng tôi trở lại thăm xã Tòng Đậu (Mai Châu), cảm nhận sự đổi thay từ cơ sở hạ tầng đến cuộc sống của người dân. Xã có 6 xóm với 5 dân tộc (Thái, Mường, Kinh, Dao, Hoa) cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm trên 80%. Thời gian qua, người dân được hưởng lợi từ các chương trình, dự án, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).

Đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế rừng, nâng cao thu nhập

Những năm qua, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh phát triển nghề trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Qua đó không chỉ khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ rừng mà còn giúp bà con cải thiện, nâng cao thu nhập.

Trên 30 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh Hòa Bình đã bố trí, lồng ghép nguồn vốn trên 30 nghìn tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, thủy lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, điện lưới, viễn thông, phát thanh, truyền hình...

Trên 86 nghìn hộ dân tộc thiểu số được vay vốn chính sách

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có trên 86,3 nghìn lượt hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số được vay vốn chính sách. Trong đó có trên 17,9 nghìn lượt hộ nghèo, trên 15 nghìn lượt hộ cận nghèo, trên 9 nghìn lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục