(HBĐT) - Những năm qua, phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn xã Hùng Sơn (Kim Bôi) triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, giúp đoàn viên thanh niên (ĐV-TN) địa phương có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
Mô hình trồng bưởi Diễn kết hợp nuôi gà của đoàn viên Bùi Văn Điều, chi đoàn Khả Miêu, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) cho thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm.
Đoàn xã hiện có hơn 650 ĐV-TN, trong đó có gần 200 đoàn viên, sinh hoạt ở 19 chi đoàn trực thuộc. Để đẩy mạnh hoạt động phong trào, Đoàn xã hướng tới đoàn viên ở các chi đoàn khu dân cư. Chia sẻ về những khó khăn thanh niên địa phương gặp phải trong quá trình phát triển các mô hình kinh tế, đồng chí Bùi Thị Huyền, Bí thư Đoàn xã cho biết: "Nguồn vốn vay cho ĐV-TN còn ít, nhỏ giọt, trong khi nhiều ĐV-TN có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi còn hạn chế, thủ tục cho vay vốn phức tạp. Đa số thanh niên sống phụ thuộc, chưa có tài sản thế chấp, diện tích đất sản xuất để thực hiện mô hình kinh tế ít. Quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, mở rộng và phát triển sản xuất còn lúng túng. Thanh niên thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và kiến thức về thị trường. Do đó, các mô hình kinh tế của thanh niên mới chỉ dừng ở mức manh mún, nhỏ lẻ”.
Hiện trên địa bàn xã, thanh niên chủ yếu phát triển loại hình kinh tế trồng trọt và chăn nuôi, với 65 - 70% ĐV-TN tham gia. Hàng năm, Đoàn xã tham mưu Đảng ủy, UBND xã phối hợp các ngành, đoàn thể mở lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho ĐV-TN, tạo nguồn vốn, quỹ đất để thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Tiêu biểu như đồng chí Bùi Văn Điều, chi đoàn Khả Miêu với mô hình trồng bưởi Diễn kết hợp nuôi gà, trừ chi phí thì mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng.
Nhằm giúp thanh niên thuận lợi hơn trong bước đầu khởi nghiệp, Đoàn xã đã hỗ trợ thanh niên tiếp cận nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện. Đến nay, tổng dư nợ Đoàn xã quản lý hơn 7,2 tỷ đồng; có 8 tổ vay vốn với 251 hộ ĐV-TN đăng ký vay để phát triển sản xuất. Để số vốn vay phát huy hiệu quả, tránh lãng phí, Đoàn xã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, động viên ĐV-TN địa phương tích cực thực hiện các mô hình phù hợp. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý các tổ tiết kiệm và vay vốn thông qua kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn thường xuyên. Từ đó làm cơ sở, căn cứ để thông tin, trao đổi với Ngân hàng CSXH về việc sử dụng vốn vay của thanh niên có đúng mục đích hay đem lại hiệu quả thực tế không. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, một số thanh niên sử dụng phát triển kinh tế hiệu quả, như mô hình chăn nuôi dê của Bùi Đức Thành, mô hình chăn nuôi lợn, gà của Bùi Văn Linh, chi đoàn xóm Rộc... Đoàn xã cũng hỗ trợ thanh niên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm những mô hình phù hợp điều kiện của địa phương ở trong và ngoài huyện.
Theo đồng chí Bí thư Đoàn xã, thời gian tới, Đoàn xã tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt nhất về nguồn vốn, quỹ đất, kỹ thuật để thanh niên có cơ hội khởi nghiệp. Bên cạnh đó, chọn sản phẩm thế mạnh của vùng để khuyến khích thanh niên nhân rộng. Tiến hành xúc tiến, quảng bá rộng rãi hơn và tìm đầu ra cho các sản phẩm có sự ổn định về thị trường, giá cả. Đề xuất tăng cường phối hợp với các ngành, đoàn thể xã, huyện tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, kết hợp thăm quan những mô hình hay, hiệu quả kinh tế cao cho ĐV-TN tham khảo, học tập.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Với tinh thần xung kích, nhiệt huyết và sức sáng tạo của tuổi trẻ, thời gian qua, Ban Chấp hành Đoàn xã Hiền Lương (Đà Bắc) đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả để đồng hành, hỗ trợ đoàn viên thanh niên (ÐVTN) địa phương trên con đường lập thân, lập nghiệp.
(HBĐT) - Thiết thực đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua Huyện Đoàn Đà Bắc đã có nhiều chương trình, hoạt động nhằm hỗ trợ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) là hoạt động thiết thực trong chương trình đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Những năm gần đây, Đoàn Thanh niên xã Bình Sơn (Kim Bôi) đã tích cực triển khai các hoạt động phối hợp, qua đó giúp ĐVTN có thêm thông tin, kỹ năng để lựa chọn đúng trường, đúng nghề, phù hợp sở thích, sở trường và đam mê.
(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào lập thân, lập nghiệp, thi đua khởi nghiệp sáng tạo, tuổi trẻ xã vùng cao Ngọc Sơn (Lạc Sơn) dám nghĩ, dám làm, phát huy sức trẻ, sự sáng tạo trong phát triển các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện thức tế tại cơ sở. Qua đó nâng cao thu nhập cho hộ gia đình, giải quyết nguồn lao động địa phương. Theo thống kê, toàn xã hiện có 15 - 20 đoàn viên thanh niên (ĐVTN) làm kinh tế giỏi với mức thu nhập bình quân từ 150 - 200 triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương, tuổi trẻ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã, đang tập trung trí tuệ, sức trẻ, nỗ lực học hỏi, tìm tòi những hướng đi mới; triển khai xây dựng các mô hình đem lại lợi nhuận cao, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Được các cấp bộ Đoàn thành phố Hòa Bình đồng hành trong hành trình khởi nghiệp từ những ngày đầu tiên, đến nay, chị Nguyễn Thị Mai Dung, ĐVTN tổ dân phố Trung, phường Trung Minh đã trở thành một trong những TN trẻ tiêu biểu trong phong trào lập thân, lập nghiệp tại địa phương.