Đã có rất nhiều tour du thuyền dọc các dòng sông ở Việt Nam, và hầu hết đều khá thành công. Nhưng đối với dòng sông Đà, đặc biệt là dọc theo lòng hồ, nơi có cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tuyệt mỹ, dường như, tuyến du lịch trên sông lại chưa được du khách chú ý.
Hồ Hòa Bình hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, và trở thành một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, trải dài 230km từ Hòa Bình đến Sơn La. Hồ Hòa Bình nằm trong địa giới của thành phố Hòa Bình và bốn huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và Mai Châu. Hồ có diện tích khoảng 8 nghìn ha, với rất nhiều đảo nổi. Cảnh quan xanh tươi, khí hậu mát mẻ, đặc biệt nước hồ lúc nào cũng xanh trong khiến cho nơi này trở thành một trong những thắng cảnh hấp dẫn của Hòa Bình.
Hồ sông Đà được ví như một Hạ Long trên cạn, với nước hồ lúc nào cũng xanh biếc, cùng với hàng trăm đảo lớn nhỏ được bao phủ bởi thảm thực vật tự nhiên, phong phú tạo nên khung cảnh bốn mùa xanh ngắt. Nhiều du khách thích dạo hồ vào mùa hè, bởi phong cảnh thiên nhiên sinh động, tươi tắn cùng với bầu không khí mát mẻ, trong lành trên hồ. Nhưng cũng nhiều người thích đi thuyền trên hồ vào mùa thu hoặc gần đầu mùa đông. Nắng cuối thu vàng rực hơn, màu xanh cây lá cũng đằm hơn, mặt nước hồ cũng trong hơn. Giữa khung cảnh nắng vàng, rừng xanh, những hòn đảo đá karst nổi bật trên mặt hồ, dưới bầu trời xanh biếc và trong veo tạo nên khung cảnh vô cùng ấn tượng với bất kỳ ai đặt chân đến đây.
Ngoài điểm đến nổi tiếng và luôn được khách phương xa ghé thăm là Nhà máy thủy điện Hòa Bình, du khách có thể lựa chọn rất nhiều điểm đến thú vị, hấp dẫn dọc lòng hồ sông Đà để tham quan, khám phá, trải nghiệm. Một số điểm đến trong số này khá phổ biến, và đã hình thành tour, tuyến du lịch theo lịch trình của nhiều công ty lữ hành, hoặc đoàn khách tham quan.
Du khách muốn đến thăm quan, đi lễ ở những đền, chùa dọc lòng hồ, có thể ghé thăm đền Thác Bờ, thuộc huyện Cao Phong, Đà Bắc. Đền Thác Bờ thờ bà Đinh Thị Vân, con gái của Lang Mường đã có công lao giúp vua đánh giặc, và được vua Lê tặng danh hiệu Bà Chúa Thác Bờ. Lễ hội đền Thác Bờ được tổ chức hằng năm vào mùng 7 tháng Giêng âm lịch, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Ngoài ra, còn có đền Đôi Cô, thuộc xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, thờ hai người hầu gái của Bà Chúa Thác Bờ. Và không thể không nhắc đến động Thác Bờ, nằm trong dãy núi Chủa, thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc. Động Thác Bờ là điểm đến phổ biến của nhiều tour du lịch trải nghiệm, tham quan trên hồ Hòa Bình.
Một trong những điểm đến khá quen thuộc ở hồ Hòa Bình là Thung Nai, với điểm nhấn là ngôi nhà Cối Xay Gió. Đây là địa điểm đầu tiên kết hợp du lịch với khám phá thiên nhiên hoang dã tại vùng lòng hồ. Đảo Cối Xay Gió gắn với Thung Nai lâu nay đã trở thành điểm đến ưa thích của nhiều bạn rẻ, cũng như nhiều đoàn khách tham quan muốn có những hoạt động vui chơi, trải nghiệm tập thể trong khung cảnh gần gũi với thiên nhiên.
Ngoài những địa điểm quen thuộc kể trên, hiện tại ngành du lịch tỉnh Hòa Bình đang khai thác hàng loạt điểm đến mới dọc lòng hồ sông Đà. Nhiều xóm, bản sau khi khảo sát đủ điều kiện đã được tập huấn, đầu tư và hướng dẫn để trở thành điểm du lịch kết hợp văn hóa truyền thống, sinh thái, và khám phá thiên nhiên hoang dã. Có thể kể đến một số bản, xóm người Dao, người Mường như xóm Bích Trụ (xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình), xóm ké (xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc), xóm Đá Bia, xóm Mó Hém (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc), xóm Sưng (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc), xóm Ngòi (xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc), xóm Tiện (xã Thung Nai, huyện Cao Phong)…
Ở các điểm du lịch mới này, du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động như xem văn nghệ của các đội văn nghệ truyền thống trong xóm, chèo thuyền kayak, chèo bè mảng, trekking ngắm cảnh trên núi, khám phá rừng tre, hang động, thác nước tự nhiên, đi xe đạp, xe máy khám phá thiên nhiên, tham quan các lồng bè nuôi cá, khám phá cuộc sống hằng ngày của bà con các dân tộc Mường, Dao Tiền…
Cùng với không khí mát mẻ của núi rừng, của hồ, khung cảnh hoang sơ xanh mướt mát của đảo, trải nghiệm cuộc sống bình yên dân dã của người dân ở đây, chắc chắn du khách sẽ có những ấn tượng đặc biệt về vùng lòng hồ sông Đà.
TheoNhandan
Với nụ cười nồng hậu, anh Đinh Văn Như thân thiện chào đón khách bằng câu tiếng Anh còn hơi gượng gạo, chưa trôi chảy: "Hello! Welcome to my homestay!”. Anh Như là chủ của Homestay A Lăng Như, mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên của đồng bào Cơ Tu tại Đà Nẵng.
(HBĐT) - Với tiềm năng phát triển du lịch lớn, huyện Lạc Thủy chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp sang dịch vụ du lịch, phấn đấu đến năm 2025 đưa nơi đây trở thành khu du lịch quốc gia. Phát triển du lịch bền vững được đánh giá là bước phát triển, giúp nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.
Hạ tầng giao thông thuận tiện, hạ tầng du lịch ngày càng phát triển là những thành tố quan trọng để Cát Bà - một trong hai khu du lịch nổi tiếng của thành phố Cảng, thu hút khách du lịch cao cấp.
Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình) được ví như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất biên cương Cao Bằng.
(HBĐT) - Huyện Đông Anh đang phát huy truyền thống vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, địa linh nhân kiệt, đang có sự đổi thanh mạnh mẽ về diện mạo, kết cấu hạ tầng, đời sống nhân dân. Huyện vươn lên trở thành vùng quê đáng sống của Thủ đô Hà Nội.
Là một trong bảy vùng du lịch với nhiều tiềm năng nhưng du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển chậm nhất cả nước. Để tạo sự đột phá, các tỉnh trong vùng đang định hình phát triển mỗi tỉnh một sản phẩm đặc thù.
Nhiều tín hiệu tích cực