(HBĐT) - Đến với hồ Hoà Bình không chỉ để khám phá, thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, mà còn là hành trình tìm về những nét văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở cửa ngõ Tây Bắc.


Những năm gần đây, du khách đến tham quan, chiêm bái trên khu du lịch hồ Hoà Bình ngày càng tăng. 

Hồ Hoà Bình được hình thành từ việc đắp đập, ngăn sông, chinh phục thiên nhiên. Sông Đà hung dữ nay đã thành hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á với vẻ đẹp hiền hoà, trở thành khu du lịch (KDL) hấp dẫn. Hồ có diện tích mặt nước gần 9 nghìn ha, trải dài trên 200 km từ Hoà Bình tới Sơn La. Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Để xây dựng hồ Hòa Bình trở thành KDL quốc gia, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 22/6/2017 về phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia. Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2020, xây dựng KDL hồ Hòa Bình bước đầu đáp ứng các điều kiện trở thành KDL quốc gia. Đến năm 2025, cơ bản đạt các điều kiện trở thành KDL quốc gia. Đến năm 2030, trở thành KDL quốc gia có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1 trong 12 KDL trọng tâm của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ Hòa Bình.

Nghị quyết đi vào cuộc sống đã tạo cú huých lớn để khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch vùng lòng hồ. Theo đó, các hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư ngày càng đồng bộ. Công tác thu hút đầu tư được triển khai hiệu quả, với nhiều dự án có quy mô đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, bên cạnh đẩy mạnh du lịch tâm linh, những năm qua, du lịch cộng đồng phát triển mạnh với nhiều bản du lịch độc đáo. Như bản Ngòi, một bản của người Mường cổ nằm ven vịnh Ngòi Hoa, thuộc xã Suối Hoa (Tân Lạc); bản Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc), nơi sinh sống của người Mường Ao Tá; hay các điểm du lịch hấp dẫn khác như: xóm Ké, Mó Hém, xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Xóm Ké, xã Hiền Lương nằm trong Vịnh Hiền Lương, nơi sinh sống của hơn 100 hộ đồng bào Mường. Những năm qua, du lịch cộng đồng ở xóm Ké ngày càng phát triển với sản phẩm du lịch đa dạng. Gia đình anh Đinh Văn Sánh (chủ homestay Sánh Thuấn) có 10 năm làm du lịch homestay tại xóm Ké. Ban đầu, anh Sánh chỉ có 1 nhà nghỉ để làm homestay, sức chứa từ 30 - 40 người. Đến nay, đã phát triển thêm 4 phòng nghỉ riêng dành cho khách hộ gia đình. Anh Sánh chia sẻ: Trong 10 năm làm du lịch, gia đình đã đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước. Du khách đều đánh giá cao những trải nghiệm mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc Mường. Do đó, việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống là nền tảng để chúng tôi phát triển du lịch. Du khách đến với homestay không chỉ để nghỉ ngơi, mà còn khám phá về văn hoá của người Mường. 

Cũng như nhiều điểm du lịch cộng đồng khác trên vùng lòng hồ Hoà Bình, hiện xóm Ké đã phát triển nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, như: bơi bè mảng, chèo thuyền kayak, thăm trung tâm nuôi cá giống, thăm đền Đôi Cô linh thiêng, khám phá thác Suối Trạch. Từ xóm Ké, du khách có thể đạp xe, đi mô tô địa hình sang các điểm du lịch cộng đồng lân cận, như xóm Sưng (cách 20 km), Đá Bia (30 km) hoặc đi thuyền sang các điểm du lịch của huyện Mai Châu. Hiện nay, trên KDL hồ Hòa Bình đã có hơn 100 cơ sở lưu trú, với khoảng 300 phương tiện vận chuyển khách; có 2 khu nghỉ dưỡng, gồm: Mai Châu Hideaway và Ba Khan Village Resort. 

Những năm qua, trên KDL hồ Hoà Bình đã hình thành tuyến du lịch đường thủy di chuyển bằng tàu trên sông Đà qua Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Bên cạnh đó, đã hình thành tuyến du lịch đi bộ, đạp xe dọc hai bờ sông Đà thuộc các huyện: Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc. Ngoài ra, Hoà Bình tăng cường kết nối với các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh và tuyến Tây Bắc; triển khai có hiệu quả chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; liên kết phát triển du lịch với Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc. Qua đó để khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch trên hồ Hoà Bình. 
 
 Viết Đào

Các tin khác


Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục