(HBĐT) - Địa bàn tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận lợi, nơi đây có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen, tạo nên cảnh sắc thơ mộng với nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc, nhiều di tích văn hóa, lịch sử... Thời gian qua, huyện Lương Sơn chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn, tập trung vào phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch trải nghiệm, thể thao, giải trí... Các điểm đến trên địa bàn huyện có sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu du khách.


Khu nghỉ dưỡng Ivory Villa & Resort tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được đầu tư thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.


Đến Lương Sơn, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ như hang Trầm, hang Tằm, mái đá Diềm, núi Vua Bà, động Đá Bạc, hang Núi Sáng, động Mãn Nguyện... Huyện cũng sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng như nghề làm gỗ lũa, đá cảnh xóm Đoàn Kết (xã Lâm Sơn), nghề làm giấy dó thôn Suối Cỏ (xã Cao Sơn) cùng nhiều lễ hội truyền thống. Trên địa bàn có nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp với đầy đủ tiện nghi. Xu hướng du khách hiện nay không đơn thuần đặt phòng nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực mà còn đòi hỏi có nhiều trải nghiệm để họ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa bản địa.

Chị Nguyễn Bích Thủy, quận Tây Hồ (Hà Nội) chia sẻ: Được bạn bè giới thiệu, tôi cùng gia đình đến nghỉ dưỡng cuối tuần tại khu du lịch Nature Key Retreat Lương Sơn ở xóm Bằng Gà, xã Cao Sơn. Đến đây, chúng tôi được tham gia hoạt động trải nghiệm văn hóa và trò chơi dân gian thú vị như bắn nỏ, đi cà kheo, làm đồ trang sức từ giấy dó hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người lớn tuổi như thiền, yoga, spa...

Đồng chí Nguyễn Thị Tiến, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng VH-TT huyện Lương Sơn cho biết: Để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, huyện chú trọng tổ chức lễ hội truyền thống tạo sản phẩm du lịch đặc trưng, bảo tồn, tôn tạo các xóm, làng nhằm giữ nét văn hoá truyền thống Mường; xây dựng, mở rộng các sản phẩm du lịch địa phương, trọng tâm là du lịch tham quan, văn hóa - tâm linh; lựa chọn ngành nghề truyền thống bảo tồn, tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, huyện phát huy tiềm năng, lợi thế, xây dựng điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư du lịch, hình thành đa dạng sản phẩm du lịch: Nghỉ dưỡng cuối tuần, thể thao, giải trí, văn hoá sinh thái, trải nghiệm. Đồng thời, ưu tiên đầu tư hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch, nhất là giao thông kết nối các khu, điểm du lịch, điều kiện lưu trú và chất lượng dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí…

Mảnh đất cửa ngõ của tỉnh có sức hút đặc biệt với hàng loạt resort sang trọng, hấp dẫn như: Violet Villa (xã Nhuận Trạch); khu nghỉ dưỡng Ivory Villa & Resort (xã Lâm Sơn)… Giao thông thuận lợi, các điểm nghỉ dưỡng được xây mới theo kiến trúc hiện đại, gần gũi với thiên nhiên, cảnh quan đẹp, thơ mộng, yên tĩnh, trong lành, trong khuôn viên có bể bơi, bếp đầy đủ tiện nghi, phòng karaoke, bếp nướng ngoài trời… phù hợp với các gia đình đi nghỉ cuối tuần hoặc họp mặt bạn bè. Loại hình du lịch thể thao sân golf Phượng Hoàng (xã Lâm Sơn) từ lâu đã nổi tiếng thu hút khách trong nước, quốc tế. Đặc biệt, huyện luôn quan tâm xây dựng và mở rộng các sản phẩm du lịch địa phương, hỗ trợ các nhà đầu tư khảo sát dự án phát triển du lịch. Trên địa bàn có một số dự án đang nghiên cứu, khảo sát, đầu tư về du lịch như: Khu tổ hợp du lịch văn hoá - vui chơi giải trí - nghỉ dưỡng Paradise Hoà Bình, xã Cao Sơn; khu nghỉ dưỡng sinh thái thác Nàng, xã Cư Yên; khu nghỉ dưỡng và chăm sóc người cao tuổi Thiên đường, xã Hòa Sơn; tổ hợp Legary Culture Lương Sơn tại các xã: Cao Sơn, Cư Yên, Tân Vinh; khu đô thị sinh thái Ngàn Phố, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn; khu nghỉ dưỡng Sun Blush Resort, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn, xã Tân Vinh; khu du lịch nông nghiệp kết hợp trang trại trải nghiệm Green Life, xã Tân Vinh; khu nghỉ dưỡng Ivory, xã Lâm Sơn; khu nghỉ dưỡng cao cấp Legacy Hill, xã Cư Yên; khu nghỉ dưỡng La Saveur, xã Nhuận Trạch…

Theo thống kê, trên địa bàn huyện có 110 cơ sở lưu trú du lịch, gồm 11 khách sạn, 99 nhà nghỉ và các loại hình lưu trú khác. Trong 9 tháng năm 2023, huyện đón 155.000 lượt khách tham quan du lịch, trong đó, khách quốc tế 80.000 lượt, khách nội địa 75.000 lượt. Tổng doanh thu từ khách du lịch ước đạt gần 108 tỷ đồng. Thời gian tới, huyện Lương Sơn tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch vùng; phát triển theo hướng tạo ra các loại hình và sản phẩm du lịch gắn với nghỉ dưỡng ngắn ngày. Tập trung xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế.


Hương Lan


Các tin khác


Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục