(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà, TP Hòa Bình có cảnh quan, thiên nhiên thơ mộng riêng có, là cửa ngõ khi đến với hồ thủy điện Hòa Bình. TP Hòa Bình sở hữu những tiềm năng to lớn và là cơ hội để phát triển các loại hình du lịch, tạo chuyển dịch bền vững cho KT-XH. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, di tích lịch sử địa điểm trường Thanh niên lao động XHCN – nơi Bác Hồ về thăm, nhà tù Hòa Bình, động Tiên Phi, Khu du lịch sinh thái núi Cô, thác Giăng, đình Ngòi, đình Tám mái, rừng lim xã Dân Chủ…

Một thoáng Quỳnh Nhai

(HBĐT) - Đã thành thông lệ cứ đến dịp cuối năm, Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh dọc tuyến quốc lộ 6 gồm Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu lại giao ban, gặp mặt. Năm nay, chương trình được tổ chức ở một miền đất mới - huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La. Nơi đây là vị trí tái định cư được di chuyển vì mục tiêu công trình thủy điện. Bài 1: Nét chấm phá du lịch

Thành phố Hòa Bình thu hút 600.000 lượt khách du lịch

(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà, thành phố Hòa Bình có cảnh quan, thiên nhiên thơ mộng, nhiều danh lanh thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như:

Khám phá điểm du lịch cộng đồng homestay Hồng Hạ

(HBĐT) - Để đến homestay Hồng Hạ, từ trung tâm thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế), bạn chỉ cần di chuyển theo tuyến đường Điện Biên Phủ - Lê Ngô Cát - Minh Mạng - QL AH1 đến cầu Tuần rẽ phải, vòng qua đường đến lăng Minh Mạng rồi dọc theo QL49 kết nối thành phố Huế và huyện A Lưới. Dọc đường đi ngang qua các xã Bình Điền, Hồng Tiến, Hương Nguyên trong khoảng 49 km sẽ đến xã Hồng Hạ từ trục đường chính rẽ vào 300 m là đến homestay Hồng Hạ (huyện A Lưới). Xã Hồng Hạ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với suối Pârley, thác Pa Ring, cột đá thiêng A Doi… và không gian văn hóa của đồng bào nơi đây. Điểm du lịch cộng đồng homestay Hồng Hạ vừa được đưa vào khai thác phục vụ du khách từ ngày 22/7/2017.

Đà Bắc - cơ hội từ phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Có truyền thống lịch sử văn hóa độc đáo và đặc sắc, rừng nguyên sinh, cảnh quan, núi non kỳ vĩ, nhiều hang động, suối ngàn, thác nước, huyện Đà Bắc nằm trong quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, là cơ hội lớn để huyện khai thác tiềm năng, phát triển các loại hình du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.

Làm du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Tử Nê

(HBĐT) - Du lịch sinh thái cộng đồng tại Tử Nê (Tân Lạc) thực sự hình thành khi CECAD (Trung tâm môi trường và phát triển nguồn lực cộng đồng, trực thuộc Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam) triển khai dự án phục hồi, bảo tồn văn hóa Mường và chương trình nâng cao năng lực của người nghèo tại địa bàn vào năm 2008.

Bản Áng - điểm du lịch lý tưởng

(HBĐT) - Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là "Đà Lạt của Tây Bắc” có sức hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có khí hậu cao nguyên trong lành, mát mẻ với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Bản Áng còn lưu giữ được những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa truyền thống kết hợp với sự sáng tạo của đồng bào Thái trong làm du lịch cộng đồng homestay đã tạo cho nơi đây sức hấp dẫn riêng.

Đổi thay nếp nghĩ từ làm du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Khi thủy điện Hòa Bình được xây dựng thì xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) nằm trên một hòn đảo. Không có đường giao thông, phương tiện kết nối với bên ngoài là những con thuyền độc mộc. Người dân sinh sống bằng đánh bắt cá, trồng ngô và trồng luồng. Nay họ đã biết đến một nghề mới làm thay đổi cuộc sống của mình là làm du lịch cộng đồng.

Đừng để hệ thống di tích quốc gia ở thung lũng cổ Cao Răm bị lãng quên

(HBĐT) - Xã Cao Răm, huyện Lương Sơn là một thung lũng cổ, nơi đây có 4 di tích quốc gia gồm: hang Chổ, hang Núi Sáng, động Mãn Nguyện, hang Khụ Thượng… Tất cả các di tích này đều có giá trị to lớn về lịch sử. Tuy nhiên, một thực tế đang xảy ra là hầu hết các di tích của xã Cao Răm sau khi được công nhận là di tích quốc gia thì dần bị lãng quên.

Nhiều hoạt động đặc sắc “Qua những miền di sản Việt Bắc”

Từ ngày 15 đến 21- 11, tại hồ Ba Bể (Bắc Cạn) diễn ra chuỗi sự kiện du lịch, văn hóa đặc sắc trong khuôn khổ Chương trình du lịch "Qua các miền di sản Việt Bắc” lần thứ chín và Tuần du lịch Ba Bể - Bắc Cạn năm 2017.

Độc đáo động thác Bờ

(HBĐT) - Động thác Bờ nằm trong quần thể di tích Chúa thác Bờ, là điểm dừng chân lý tưởng được nhiều người biết đến, thu hút đông đảo du khách đến chốn Lâm linh đền Bờ, thưởng ngoạn hồ Hòa Bình.

Thưởng thức cá sông Đà

(HBĐT) - Do nguồn nước sông Đà hầu như chưa bị ô nhiễm, tất cả các loại cá sinh sống khu vực sông Đà đều quý. Cũng là các loại cá thông thường như mương, chép, mè, trôi, trắm, rô phi… nhưng sống ở khu vực sông Đà có sức hấp dẫn lạ kỳ.

Lên Hà Giang...không phải mùa hoa tam giác mạch

(HBĐT) - Cách đây cũng khá lâu, khi Nguyễn Phương, một người bạn ở thành phố Hà Giang nhắn nhủ: "Lên Hà Giang đúng vào mùa hoa tam giác mạch, các anh sẽ được đắm mình trong không gian sắc tím nhẹ như miền cổ tích. Lễ hội thì lên nhé.”Lời mời đó khiến bước chân dẫn dụ trở lại một thời nhỏ, khi được ngắm nhìn bức ảnh "Đường về Đồng Văn” vào những năm 70 của thế kỷ trước. Thôi, lên đường, dẫu Hà Giang chưa phải vào mùa hoa tam giác mạch…

Huyện Cao Phong khai thác tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Huyện Cao Phong nằm trên các tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng, thuận lợi cho việc giao lưu đi lại, phát triển KT-XH của huyện và có hạ tầng cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch, dịch vụ như: QL 6A, tỉnh lộ 12B, tỉnh lộ 435B và tuyến đường thủy rất thuận lợi cho việc đi lại trong lòng hồ Hòa Bình và đi đến thành phố Sơn La.