(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao nhất cả nước. Theo số liệu thống kê của Chi cục DS/KHHGĐ, năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh ta là 115,3 nam/100 nữ. 6 tháng đầu năm 2017, tỷ số giới tính khi sinh là 116,4 nam/100 nữ. Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh ở mức cao hơn trung bình cả nước.
Báo động
tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh và những hệ hụy
Hiện nay, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS)
xảy ra tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh. MCBGTKS không chỉ xảy ra tại các
huyện có trình độ dân trí thấp mà thực tế
đang có xu hướng xảy ra nhiều tại nơi có trình độ dân trí cao như thành
phố Hòa Bình, các huyện: Lương Sơn, Yên Thủy, Cao Phong… Lương Sơn là cửa ngõ
của tỉnh, là huyện người dân có mức sống và trình độ dân trí cao nhưng lại là
một trong những huyện có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh ở mức cao của
tỉnh. Đồng chí Phạm Văn Quân, Giám đốc Trung tâm DS/ KHHGĐ huyện Lương Sơn cho
biết: Năm 2015, tỷ số giới tính khi sinh của huyện là 132 nam/100 nữ. Với nhiều
nỗ lực của ngành dân số, năm 2016 giảm còn 117 nam/100 nữ, 6 tháng đầu năm 2017
là 114 nam/100 nữ. Tỷ số giới tính khi sinh của huyện có giảm nhưng chưa thật
sự bền vững. Xã Lâm Sơn, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh lên tới 200 nam/100
nữ.
Chi cục Dân số- kế hoạch hôn nhân gia đình tỉnh triển khai các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trang mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
MCBGTKS để lại nhiều hệ lụy đối với tình hình phát
triển KT-XH của tỉnh. Theo đồng chí Phạm Văn Quân, MCBGTKS sẽ dẫn đến tình
trạng "thừa nam, thiếu nữ” trong tương lai, đặc biệt nghiêm trọng ở độ tuổi kết
hôn, nam giới khó lấy vợ. Một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn, thậm chí
không thể kết hôn, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học, tác động đến cuộc sống của
cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Việc lựa chọn giới tính thai nhi dẫn đến bỏ
thai, ảnh hưởng đến sức khỏe, đường sinh sản phụ nữ. Phụ nữ kết hôn sớm, tỷ lệ
ly hôn, tái hôn của phụ nữ cao; tăng bất bình đẳng giới tính. Ngoài ra sẽ làm
thiếu hụt lao động tại một số nghề như giáo viên mầm non, hộ lý, y tá nữ… Đây
cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn
bán phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy, nếu tỉnh ta không tích cực can thiệp
MCBGTKS sẽ thừa nam thiếu nữ là một thực tế không thể tránh khỏi. Theo Quỹ dân
số Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNFPA), tỷ số giới tính khi sinh ở mức bình
thường giao động từ 102 - 106 nam/100 nữ.
Nguyên nhân MCBGTKS
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi Cục trưởng Chi
cục DS/KHHGĐ tỉnh cho biết: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
MCBGTKS là do quan niệm "có con trai nối dõi tông đường” đã ngấm sâu vào một bộ
phận người dân, từ đó tạo áp lực lớn cho người phụ nữ về việc phải sinh con
trai. Rất nhiều gia đình sinh 2 con gái phấn đấu sinh con trai dẫn đến tình
trạng sinh con thứ 3 tăng. 6 tháng đầu năm 2017, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
là 6,4%, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2016. Tình trạng sinh con thứ 3 tăng dẫn
đến vấn đề MCBGTKS trở lên "nóng”. Thực tế cho thấy, trên 60% trường hợp sinh
con thứ 3 đều là con trai. Tại những huyện có tình trạng sinh con thứ 3 cao
cũng là những địa phương xảy ra tình trạng MCBGTKS. Huyện Yên Thủy là địa
phương có tình trạng sinh con thứ 3 tương đối cao, năm 2016 có 81 trẻ sinh ra
là con thứ 3. Sinh con thứ 3 không chỉ xảy ra ở người lao động mà ngay ở những
gia đình là cán bộ, công chức, đảng viên đó cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng MCBGTKS tại Yên Thủy cao với tỷ số giới tính 119 nam/100 nữ.
Cán bộ phụ trách dân số xã Tân Lập (Lạc Sơn) tuyên truyền về Pháp lệnh Dân số vấn đề nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính khi sinh.
Khoa học phát triển nên nhiều cặp vợ chồng đã lạm dụng
tiến bộ khoa học công nghệ như chọc ối, siêu âm, cấy phôi… Bên cạnh đó, nhều
dịch vụ tiên tiến tại các phòng khám sản khoa luôn đáp ứng nhu cầu lựa chọn
giới tính thai nhi cho người dân. Qua khảo sát thực tế cho thấy, hơn 90% bà mẹ
mang thai đều muốn biết giới tính thai nhi trước khi sinh. Mặc dù có quy định
cấm siêu âm xác định giới tính nhưng tại nhiều phòng khám tư trên địa bàn tỉnh
vẫn âm thầm siêu âm xác định giới tính trước sinh, trong khi đó, lực lượng
thanh tra chuyên ngành còn mỏng nên việc phát hiện và xử lý vi phạm chưa hiệu
quả, không đủ sức răn đe. Tại nhiều phòng khám tư xảy ra tình trạng nạo phá
thai sau khi siêu âm biết giới tính của thai nhi là con gái. Ngoài ra, nhận
thức của người dân không ngừng được nâng cao. Mọi người thường xuyên nghiên cứu
nhiều phương pháp ăn uống khoa học để có sức khỏe tốt có thể sinh con trai.
Khó mấy cũng phải đẩy lùi
Đó là mục tiêu phải thực hiện bằng được MCBGTKS của
tỉnh ta. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi Cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh
nhấn mạnh: Hạ thấp tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh là một nhiệm vụ khó
nhưng khó mấy cũng phải làm. Nếu không đẩy lùi được tình trạng MCBGTKS sẽ để
lại những hệ lụy vô cùng lớn đối với tình hình phát triển KT-XH của tỉnh. Trong
thời gian tới, Chi cục DS/KHHGĐ sẽ phối hợp với các ngành triển khai tuyên
truyền về giới tính và giới tính khi sinh tại các huyện. Công tác giám sát hỗ
trợ và phát triển các CLB không sinh con thứ 3 trở lên đang duy trì có hiệu
quả. Trung tâm DS/KHHGĐ các huyện, thành phố tập trung tuyên truyền, chú trọng
loại hình tư vấn, đối thoại trực tiếp, đến từng hộ gia đình để trao đổi với các
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, các gia đình sinh con một bề
ký cam kết không sinh con thứ 3. Đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa các
dụng cụ tránh thai tới người dân.
Bên cạnh tăng cường phối hợp với các ngành trong chỉ
đạo triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận
thức, thái độ và chuyển biến hành vi của người dân trong việc xóa bỏ quan niệm
trọng nam, khinh nữ; quan tâm giáo dục các kiến thức về SKSS/KHHGĐ cho nam, nữ
thanh niên trong độ tuổi chuẩn bị kết hôn, cần quan tâm hơn nữa tới những gia
đình sinh con một bề là gái. Các huyện, thành phố cần gắn việc thực hiện chính
sách DS/KHHGĐ với việc bình xét, công nhận các danh hiệu thi đua của cơ quan,
đơn vị, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, KDC văn hóa. Thực hiện có hiệu
quả đề án "Kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2016 – 2025” trên địa bàn tỉnh. Chi cục
DS/KHHGĐ tỉnh cần đặc biệt quan tâm và tìm những giải pháp cụ thể cho từng
huyện.
Ngoài ra cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra,
kiểm soát các cơ sở y tế trên địa bàn nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những
hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
quy định của Pháp lệnh Dân số về nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai
nhi dưới mọi hình thức được quy định trong Điều 10, Nghị định số 104, ngày 16/9/2003
của Chính phủ.
Thu Thủy
Cần thay đổi quan niệm "có con trai nối dõi tông
đường”
Hiện nay, nhiều gia đình còn mang nặng quan niệm "có
con trai nối dõi tông đường”. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao tại địa bàn huyện Yên Thủy. Quan niệm
này không chỉ xảy ra tại những vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp mà ở nhiều
nơi có trình độ dân trí cao hay cán bộ, công chức, viên chức thậm chí cả đảng
viên. Chính vì vậy, các gia đình cần thay đổi quan niệm, đặc biệt là những gia
đình, bà mẹ có nhận thức, sự hiểu biết cần thay đổi quan niệm "có con trai nối
dõi tông đường”, đó là quan niệm lạc hậu, cổ hủ. Các gia đình cần quan tâm chăm
lo cho sự phát triển toàn diện của con em dù là trai hay gái đều được bố mẹ
chăm lo đầy đủ, phát triển toàn diện.
Nguyễn Văn Việt
Giám đốc TT DS/KHHGĐ huyện Yên Thủy
Tăng cường tuyên truyền về mất cân bằng
giới tính khi sinh
Để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh (MCBGTKS) cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về những hậu quả
nghiêm trọng do vấn đề này gây ra. Thực tế không phải bất cứ nơi nào người dân
cũng hiểu được MCBGTKS do nguyên nhân từ đâu.
ở những địa phương có trình độ dân trí cao, người dân
thường xuyên được tiếp xúc với nhiều kênh thông đại chúng. Tuy nhiên, tại nhiều
vùng còn khó khăn như Xăm Khòe (Mai Châu) không phải ai cũng hiểu về những hậu
quả và nguyên nhân gây ra tình trạng MCBGTKS. Một bộ phận không nhỏ người dân
vẫn thờ ơ, suy nghĩ theo lối mòn sinh nhiều con cho vui cửa, vui nhà. Chính vì
vậy, ngành dân số cần phối hợp chặt chẽ
với các ban, ngành, đoàn thể tập trung tuyên truyền sâu rộng về đề án "giảm
thiểu MCBGTKS” trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những vùng khó khăn, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số; những hậu quả của tình trạng MCBGTKS, nguyên nhân và
những giải pháp khắc phục.
Hà Thị Diêng
Cán bộ phụ trách dân số xã Xăm Khòe (Mai Châu)
Mở thêm nhiều câu lạc bộ "Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên
thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đa số những đối tượng trước khi
kết hôn còn e ngại về các vấn đề liên quan đến hôn nhân, thậm chí không dám
chia sẻ với bố mẹ, bạn bè nên để xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc như có thai
ngoài ý muốn, kết hôn không đúng độ tuổi quy định. Chính vì vậy, tại các địa
phương, đặc biệt là các thôn, xóm cần xây dựng và thành lập nhiều câu lạc bộ tư
vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho thanh, thiếu niên. Tại các câu lạc bộ,
các đối tượng được thoải mái chia sẻ những thắc mắc về vấn đề giới tính, bình
đẳng giới, sinh con ở những độ tuổi nào là tốt nhất; tư vấn giúp các đối tượng
tiền hôn nhân hiểu về ý nghĩa của việc cân bằng giới tính khi sinh để các đối
tượng có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về việc sinh con trai hay con gái đều
bình đẳng.
Phạm Thị Huế
Phố Lâm Hóa 1, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn)
(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đề cao vai trò của các cơ quan, ban, ngành, chính quyền cơ sở, mặt trận và đoàn thể các cấp trong huyện, Lương Sơn đã tạo được kết quả khả quan trong triển khai "Tháng hành động” thiết lập lại trật tự đô thị, bảo vệ hành lang giao thông, chống lấn chiếm và tái lấn chiếm lòng đường, hè phố trên địa bàn. Những vấn đề nhức nhối họp chợ lấn đường nhiều năm ở khu vực thị trấn Lương Sơn đã cơ bản được giải quyết.
(HBĐT) - Với diện tích 354, 98 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 77,02% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh;70, 46 vạn người sống ở khu vực nông thôn, chiếm 85% dân số, trong đó có 48, 49 vạn lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, chiếm 68,83% dân số khu vực nông thôn, những năm qua tỉnh ta đã có nhiều nỗ lực để tạo sức bật cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, lộ trình còn lắm gian nan.
(HBĐT) - Theo kết quả điều tra năm 2016, toàn tỉnh có 1.757 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó, số người nghiện có mặt tại cộng đồng là 1.483 người, giảm 180 người so với năm 2015. 133/210 xã, phường, thị trấn có người nghiện, giảm 3 xã so với năm 2015.
(HBĐT) - Khiếu nại, tố cáo (KN-TC) là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh KN-TC của công dân trên địa bàn tỉnh. Giải quyết công khai, minh bạch, tận gốc các vụ việc KN-TC là việc mà cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh thời gian qua. Tuy nhiên, kết quả chưa có nhiều chuyển biến.
(HBĐT) - "Tăng cường giao lưu, hợp tác, hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội giao lưu, phát triển, đặc biệt là với những người trẻ bởi họ luôn năng động, sáng tạo, nhiệt huyết và nhanh nhạy. Song quá trình này đã và đang đặt ra cho thanh niên nhiều thách thức lớn, đó là sự tương thích giữa trình độ học vấn với các cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao; tác động của thông tin "trái chiều” đến nhận thức, hành động của thế hệ trẻ; là việc làm thế nào để dung hòa được giữa truyền thống và hiện đại trong lối sống, nếp sống… Là tổ chức của thanh niên do thanh niên và vì thanh niên, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đang đứng trước áp lực đổi mới nhằm khơi dậy, hỗ trợ thanh niên phát huy tiềm năng, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí và uy tín của thế hệ trẻ” - Anh Hoàng Xuân Giao, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn khẳng định.
Xưa nay, nhắc tới vấn đề tảo hôn, người ta thường nghĩ đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số với phong tục tập quán còn ít nhiều lạc hậu hoặc trình độ hiểu biết hạn chế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tảo hôn đang trở thành vấn nạn khó kiểm soát tại tỉnh ta, không phân biệt vùng miền, dân tộc.