(HBĐT) - Tháng 8, chúng tôi đến Noong Luông (Mai Châu) khi người dân nơi đây đang khẩn trương chuẩn bị đất và giống cho vụ tỏi mới. Đồng chí Ngần Văn Dụ, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Xã tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng toàn bộ quỹ đất bưa bãi ven các sườn đồi, nương rẫy gần khu vực dân cư… để cải tạo trồng tỏi. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2017 sẽ trồng được 10 ha tỏi. Đồng thời tích cực tìm đầu ra để cây tỏi trở thành cây trồng đặc sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Noong Luông.



Ông Hà Văn Tám xóm Noong Luông, xã Noong Luông (Mai Châu)kiểm tra giống trước khi trồng tỏi vụ đông năm 2017.

Giai đoạn 2002 - 2005 là thời kỳ cây tỏi ở Noong Luông phát triển nhất với diện tích khoảng 30 - 40 ha. Tuy nhiên, do không có đầu ra, hiệu quả kinh tế thấp nên diện tích dần thu hẹp. Đến năm 2015 - 2016, diện tích cây tỏi trên địa bàn toàn xã còn khoảng 6 ha. Trước đây, cây tỏi được trồng nhiều ở các xóm: Piềng Đậu, Nà Đú, Noong ó… nhưng nay chỉ tập trung ở xóm Noong Luông, Chà Đáy.

Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Noong Luông hiện có 6 xóm với 395 hộ, gần 1.700 khẩu. Đời sống người dân chủ yếu trông vào nông nghiệp với 2 cây trồng chủ yếu là ngô và lạc. Do đó, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người gần 10 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%. Tận dụng các khoảng đất ven sườn đồi, chính quyền xã vận động nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng tỏi và các loại cây vụ thu đông như: ngô, rau, đậu… Tỏi được trồng vào vụ cuối năm, sau khi thu ngô, lạc. Đặc biệt, tỏi được xác định là cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Noong Luông nên cây tỏi năng suất cao, tỏi có màu tía, vị cay thơm đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Chất lượng tỏi Noong Luông đã được khẳng định. Tuy nhiên, khi diện tích cây tỏi mở rộng, sản lượng lớn thì tỏi Noong Luông đã không tìm được đầu ra. Do đó, diện tích thu hẹp dần. Giai đoạn 2008 - 2010, người dân Noong Luông gần như bỏ cây tỏi, diện tích trồng toàn xã không đến 2ha, mỗi hộ chỉ trồng khoảng 100m2, chủ yếu là để giống và sử dụng. Sau đó, nhờ Dự án giảm nghèo hỗ trợ về phân bón, giống nên đến năm 2015, diện tích tỏi trên địa bàn toàn xã mở rộng 6 ha.

Với quyết tâm phục hồi cây tỏi, tháng 8/2016, HĐND xã Noong Luông ban hành Nghị quyết về việc "phê duyệt diện tích trồng tỏi và cây màu vụ thu đông”, trong đó mục tiêu đặt ra là phấn đấu mở rộng diện tích lên gần 10 ha.

Cùng các cán bộ xã Noong Luông, chúng tôi đến thăm hộ ông Hà Văn Tám (xóm Noong Luông). Trò chuyện với chúng tôi, ông Tám cho biết: Từ lâu rồi tỏi là cây trồng đặc sản của người dân Noong Luông. Năm nào nhà tôi cũng trồng, chỉ khác là ít hay nhiều thôi. Cây tỏi dễ trồng, ít sâu bệnh, kỹ thuật chăm sóc cũng đơn giản. Thời điểm được giá, tỏi bán lẻ 60.000 đồng/kg, bán tại vườn 50.000 đồng/kg. Tỏi dễ để giống, gia đình đã tự để từ vụ trước. Bây giờ đường xá đi lại thuận tiện, được Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, phân bón nên gia đình sẽ dần phục hồi lại diện tích trồng tỏi.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, trên địa bàn toàn xã Noong Luông hiện có khoảng hơn 40 hộ trồng tỏi. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Cùng với việc tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo đất, khôi phục diện tích trồng tỏi, xã đang tích cực phối hợp với Phòng NN&PTNT, Trạm KN-KL huyện để tìm đầu ra ổn định cho cây tỏi. Chúng tôi hy vọng có thể khôi phục lại diện tích, xây dựng thương hiệu "tỏi Noong Luông” để góp phần giúp người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.


                                                                                  Dương Liễu

Các tin khác


Nơi in dấu chân đoàn quân Tây Tiến

(HBĐT) - Trong những ngày mùa thu Tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với ông Giang Hồng Phúc, người lính cựu đã từng tham gia Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52) huyền thoại. ông bồi hồi nhớ lại kí ức một thời bom đạn, những câu chuyện đời thường của người lính và các trận đánh oanh liệt của đoàn quân Tây Tiến...

Hang Kia - Pà Cò: Trắng trời... băng tuyết

(HBĐT) - Ảnh hưởng từ đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng. Nhiệt độ giảm sâu xuống còn -30 C, trong ngày 24/1/2016, trên địa bàn 2 xã Hang Kia - Pà Cò xuất hiện hình thái thời tiết cực đoan: mưa tuyết rơi dày đặc. Theo thông tin mới nhất, tính đến thời điểm 10h30’ ngày 26/1/2016 toàn bộ vùng đất Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) vẫn chìm trong băng tuyết giá lạnh...

Mùa mận chín nơi thung trắng

(HBĐT) - Nếu như ngô được coi là cây cứu đói thì mận lại là cây giảm nghèo của đồng bào Mông ở 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu). Gần 25 năm bám rễ ở vùng đất quanh năm mây phủ này, cây mận tam hoa, mận hậu chịu nhiều biến động bất thường của giá cả thị trường, có thời điểm tưởng chừng người dân phải chặt bỏ để thay thế những cây khác và rồi, cây mận vẫn kiên trì bám trụ để rồi hôm nay đem đến cho người dân một mùa bội thu.

Mai Sơn - nỗi niềm nơi ở mới

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của vùng hồ Hòa Bình và cơn bão số 5 năm 2007 dẫn đến sạt lở đất đai, vườn tược, nhà cửa tác động lớn đến đời sống nhân dân hai xã Phúc Sạn và Tân Mai (Mai Châu). Trước thực trạng đó, xóm Mai Sơn (Yên Nghiệp - Lạc Sơn) là khu di dân được đầu tư xây dựng theo quyết định của UBND tỉnh nhằm chuyển dân để ổn định đời sống cho 60 hộ hai xã Tân Mai, Phúc Sạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục