(HBĐT) - Chị Hà Thị Mai, đội trưởng đội văn nghệ bản Văn, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) cho biết: Từ lâu, Mai Châu là xứ sở của những điệu xòe. Xòe Thái được tổ chức trong các lễ hội của gia đình như mừng nhà mới, đám cưới, lễ hội Chá chiêng… Ngoài ra, xòe còn được biểu diễn tại các lễ hội cộng đồng như Xên Mường, tọc nạc Mường, đón khách quý thăm bản… Người Thái có nhiều điệu xòe như xòe ồng bổng, xòe vòng, xòe trống chiêng.



Đội xòe khu nghỉ dưỡng Mai Châu Ecolodge, xã Nà Phòn (Mai Châu) biểu diễn múa xòe phục vụ khách du lịch.

Các điệu xòe xuất phát từ đời sống lao động, phong tục tập quán của người dân. Xòe ồng bổng là hình thức múa cổ, động tác đơn giản. Mọi người cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo lời hò "hò quậy”, "hò huây” sau buổi đi săn hoặc mừng ngôi nhà mới… Xòe trống chiêng: treo trống, treo chiêng dưới đầu nhà sàn, 1 hoặc 2 chàng trai vừa đánh trống, đánh chiêng vừa nhảy múa. Đối với điệu xòe vòng thì trai gái nắm tay nhau tạo thành vòng tròn nhảy trên sàn nhà hoặc dưới sân, di chuyển theo chiều kim đồng hồ nhân việc vui của gia đình hoặc cộng đồng.

Xòe không chỉ là văn hóa, tập tục mà còn là bản sắc, lối sống, thói quen. Hơn hết, xòe là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Thái. Những điệu xòe của người Thái Mai Châu được bảo tồn và phát triển theo thời gian. Ngày nay, các điệu xòe được cải biên và hấp dẫn hơn trước. Xòe có nhiều động tác, trang phục đẹp như nữ quàng khăn dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu qua cổ hoặc cầm quạt, cầm quả nhạc để tạo âm thanh vui nhộn.

 Hiện nay, huyện Mai Châu bảo tồn và quảng bá các điệu xòe của người Thái thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ của địa phương. Toàn huyện có 183 đội văn nghệ quần chúng để phục vụ phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện. Những tiết mục xòe độc đáo còn tham gia biểu diễn tại các sự kiện lớn của tỉnh. Tất cả các bản của người Thái đều thành lập được đội văn nghệ quần chúng. Các nghệ sĩ dân gian hàng ngày đóng góp tâm huyết, trao truyền tình yêu cho điệu xòe truyền thống, là hạt nhân nòng cốt giữ gìn, duy trì và phát triển nghệ thuật xòe trong cộng đồng.

 Bên cạnh đó, để bảo tồn các điệu xòe của người Thái, cấp ủy, chính quyền huyện Mai Châu gắn việc phát triển nghệ thuật xòe với phát triển du lịch cộng đồng. Các bản du lịch cộng đồng của người Thái thành lập đội xòe chuyên nghiệp để biểu diễn phục vụ du khách. Tiêu biểu như bản Lác có 6 đội xòe, bản Văn 2 đội, bản Pom Coọng 3 đội. Mỗi đội xòe có từ 12 - 13 người. Đội xòe càng đông người càng vui. Những động tác xòe uyển chuyển, vui nhộn tạo nên sức hấp dẫn diệu kỳ đối với khách du lịch mỗi khi đến thăm quan, trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá văn hóa của người Thái Mai Châu.

Anh Hà Công Hợi, chủ homestay tại bản Lác, xã Chiềng Châu chia sẻ: Khách du lịch đến bản Lác rất thích xem múa xòe và tham gia múa xòe. Trong cảm nhận của nhiều du khách, đến Mai Châu mà chưa được đắm chìm trong các điệu xòe nồng say với những cô gái Thái duyên dáng thì chuyến đi chưa trọn vẹn. Nắm được tâm lý của khách du lịch cùng với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái, những hộ làm du lịch như gia đình tôi thường xuyên mời đội xòe chuyên nghiệp của bản tới biểu diễn. Khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa bập bùng hòa với âm thanh vui nhộn của tiếng chiêng, tiếng trống, những chàng trai, cô gái Thái cùng khách du lịch đắm say trong điệu xòe. Tiếng trống, tiếng chiêng càng to vòng xòe càng lớn, mọi người tay trong tay, không phân biệt chủ và khách cùng vui điệu xòe. Cứ thế, vòng xòe như sợi dây gắn kết mọi người với nhau.

Thu Thủy

Các tin khác


Nhân rộng mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc

(HBĐT) - Gần đây, giống dưa lê siêu ngọt xuất xứ Hàn Quốc được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon đặc trưng, hàm lượng dinh dưỡng cao, vị ngọt mát. Tại thị trường tỉnh cũng xuất hiện loại quả đặc sản này. Ngoài nguồn nhập khẩu thì dưa lê Hàn Quốc còn có nguồn gốc nội tỉnh với mô hình hiện có ở xã Xăm Khòe (Mai Châu).

Lan tỏa phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào nông dân sản xuất- kinh doanh (SX-KD) giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Mai Châu ngày càng phát triển và lan tỏa rộng. Qua phong trào đã giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng KHKT vào sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên.

Xã Pà Cò phát triển phong trào văn nghệ quần chúng

(HBĐT) - Nói đến Pà Cò (Mai Châu), ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà tạo hóa ban tặng, không thể không nói đến bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Trong đó, văn nghệ quần chúng vẫn giữ được những nét riêng đặc trưng của đồng bào Mông với những điệu múa khèn bè, khèn lá, sáo… được các chàng trai, cô gái biểu diễn làm say đắm lòng người.

Huyện Mai Châu tăng cường các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Với phương châm lấy phòng là chính, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp, biện pháp hiệu quả, qua đó, duy trì nhiều năm là địa bàn không xảy ra tham nhũng, lãng phí.

Huyện Mai Châu: Đánh giá hiệu quả thâm canh giống lúa thuần Đài Thơm 8

(HBĐT) - Ngày 14/10, Phòng NN&PTNT và Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Mai Châu phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình thâm canh giống lúa thuần Đài Thơm 8 trong vụ mùa năm 2019. Mô hình được triển khai tại 8 xã, thị trấn thuộc huyện Mai Châu với tổng diện tích khoảng 80 ha.

Hợp tác xã dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu lưu giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Thái

(HBĐT) - Nhằm phát huy những giá trị văn hóa của người dân tộc Thái, gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu (Mai Châu) được thành lập, thu hút nhiều chị em tham gia với sản phẩm là những bộ trang phục, đồ trang trí, phụ kiện được làm từ thổ cẩm. HTX đã và đang tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều lao động, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục