(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái, huyện Mai Châu đã có từ lâu đời. Trước đây, chị em làm ra sản phẩm chủ yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình, bản thân và làm quà trong ngày cưới. Ngày nay, khi du lịch phát triển, nét đẹp, truyền thống văn hóa của dân tộc được coi trọng, giữ gìn và phát huy thì nghề dệt truyền thống đã được khôi phục mạnh mẽ.
Các sản phẩm của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu phù hợp với thị hiếu của chị em phụ nữ nên luôn được sự quan tâm lựa chọn.
Sản phẩm từ thổ cẩm của dân tộc Thái Mai Châu nói chung, xã Chiềng Châu nói riêng đã có mặt trên thị trường, trở thành mặt hàng được khách du lịch và người tiêu dùng ưa chuộng.
Chị Vì Thị Oanh, Giám đốc HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu chia sẻ: Năm 2009, HTX được thành lập gồm 33 xã viên. Từ sự quan tâm của các cấp, ngành và Liên minh HTX tỉnh, thành viên HTX đã được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm mới và kỹ thuật nhuộm màu tự nhiên, hoạt động marketing, nhất là tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức trong tỉnh và ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Thông qua đó, tạo điều kiện để chúng tôi nắm bắt thị trường, xây dựng lô gô biểu tượng cho sản phẩm.
Đồng thời, HTX giao dịch, ký kết các hợp đồng cung cấp hàng hóa, tìm được nơi bao tiêu sản phẩm ổn định và trực tiếp tính toán lập kế hoạch đầu tư vốn, mua nguyên vật liệu cho chị em dệt. Ban quản trị luôn tìm tòi, sáng tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nổi bật là các sản phẩm khăn dệt, khăn trải bàn, túi xách các loại, giầy dép, các loại bọc sổ, con thú nhồi bông, lót cốc, lót đĩa, đệm ngồi, gối và các loại quà lưu niệm… Những mặt hàng này luôn có thị trường tiêu thụ ổn định, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Pháp và một số nước khác.
Hiện tại, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu đang sản xuất và kinh doanh theo đơn đặt hàng. Khách hàng chủ yếu tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình… Từ nghề dệt thổ cẩm, HTX đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho 21 thành viên trong HTX là các chị em dân tộc thiểu số với thu nhập bình quân từ 3,5 – 4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, HTX tạo việc làm cho hơn 10 chị em không phải là thành viên nhưng thường xuyên nhận hàng về nhà làm tranh thủ những lúc nông nhàn. Trong năm 2018, HTX đã được công nhận làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu.
Chia sẻ về dự định phát triển, chị Vì Thị Oanh cho biết: Để nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái phát triển bền vững, mở rộng quy mô kinh doanh, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương nói chung và các thành viên trong HTX nói riêng, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là nhà xưởng; giúp đỡ mở lớp tập huấn, đào tạo để xã viên được tiếp cận với nhiều loại mẫu mã hàng hóa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Được hỗ trợ tham gia nhiều hơn nữa hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội trợ làng nghề, thương mại cũng như tạo điều kiện để HTX được tham gia hội thảo, tham quan học tập tại các làng nghề.
Thu Hiền
(HBĐT) - Bản Lác, xã Chiềng Châu là bản du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại huyện Mai Châu. Từ những năm 1960 đã có khách nước ngoài đến thăm bản Lác. Đến nay, DLCĐ huyện Mai Châu phát triển mạnh nhất tỉnh với 7 điểm DLCĐ; 13 xóm, bản làm DLCĐ; 103 hộ đăng ký làm du lịch.
(HBĐT) - Ngay khi phát hiện 1 người có quốc tịch Trung Quốc nhập cảnh vào địa bàn, lưu trú qua đêm tại xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu) không có hộ chiếu, thị thực, người dân đã báo ngay cho cơ quan chức năng làm việc, xử lý theo quy định của pháp luật... Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc mà từ tin báo của quần chúng nhân dân, lực lượng Công an huyện Mai Châu đã kịp thời xử lý, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, góp phần quan trọng trong giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn.
(HBĐT) - Mông cư trú chủ yếu tại hai xã Pà Cò và Hang Kia (Mai Châu). Bên cạnh những nét đặc sắc trong trang phục, ẩm thực vùng cao như nấu rượu ngô bằng men lá, rau cải mèo thì giã bánh dày ngày Tết là phong tục, tập quán văn hóa truyền thống đặc trưng của người dân tộc Mông vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.
(HBĐT) - Vụ đông được xác định là vụ sản xuất lớn, loại cây trồng đa dạng, thâm canh đạt năng suất cao, góp phần nâng năng suất của cả năm và tạo nguồn thực phẩm cung cấp cho thị trường dịp cuối năm. Thời điểm này, nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mai Châu đang khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây màu vụ hè thu, đồng thời đẩy mạnh sản xuất vụ đông.
(HBĐT) - Ngày 27/11, Hội LHPN huyện Mai Châu đã tổ chức
trao tặng nhà "Mái ấm tình thương" cho bà Hà Thị Ben, trú tại xóm
Báo, xã Bao La là hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thuộc diện
cần được hỗ trợ, giúp đỡ về nhà ở.
(HBĐT) - Ban ATGT tỉnh phối hợp với Ban ATGT huyện Mai Châu và chính quyền địa phương vừa thăm hỏi, động viên, tặng quà các gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Mai Châu.