(HBĐT) - Các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống là tiềm năng, lợi thế của huyện vùng cao Mai Châu. Đặc biệt, trên đà phát triển du lịch, các làng nghề, làng nghề truyền thống đã tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc, giá trị văn hóa, giúp du khách trong nước, quốc tế đến đây có nhiều hơn những trải nghiệm.



Du khách thăm quan, trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu). 

Trên hành trình khám phá những bản làng ở Hang Kia, Pà Cò dịp gần đây, du khách có thêm một địa chỉ hấp dẫn, đó là làng nghề dệt thổ cẩm của người Mông. Khác biệt so với làng nghề của người Thái, người Mường, sản phẩm làng nghề dệt của người Mông được làm bằng cây lanh và cây chàm. Từ những nguyên liệu tự nhiên, người thợ phải qua nhiều công đoạn, thậm chí tỉ mẩn cả tháng trời mới làm ra được 1 sản phẩm. Anh Phàng A Páo - hộ làm du lịch cộng đồng ở Pà Cò cho biết: Cùng với các trải nghiệm thú vị như ngắm mặt trời mọc vào buổi sáng sớm, khám phá rừng già, thăm thú bản làng thì du khách, nhất là khách Tây rất thích đến thăm làng nghề dệt thổ cẩm của người Mông. Họ ấn tượng với cách mà bà con làm ra sản phẩm hoàn toàn bằng thủ công, hoa văn cầu kỳ, tinh xảo. Năm 2018, với sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh thúc đẩy phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề dệt thổ cẩm Pà Cò - xã Pà Cò đã được công nhận. Thông qua hoạt động du lịch của địa phương, các sản phẩm làng nghề dệt ngày càng được nâng cao về chất lượng, giá trị thẩm mỹ, giúp mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân, đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu của khách du lịch, tạo diện mạo mới cho bản làng.

Từ lâu, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu được cộng đồng biết đến với những hoạt động tích cực bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái, cải thiện sinh kế cho chị em phụ nữ trên địa bàn. Chị Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc HTX chia sẻ: Muốn phát triển thị trường hàng hóa thì làng nghề, làng nghề truyền thống phải giữ được giá trị văn hóa cốt lõi thể hiện trên chính những sản phẩm làm ra. Sở dĩ, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu mỗi năm thu hút hàng nghìn du khách trong nước, quốc tế đến thăm quan là bởi tại đây, bản sắc truyền thống nghề dệt được giữ gìn, phương thức sản xuất vẫn theo cách ông bà ta ngày trước. Bên cạnh đó, chị em trong làng với bày tay khéo léo, óc sáng tạo còn đa dạng các sản phẩm túi xách, thú nhồi bông, gối, giày dép... đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Năm 2019, UBND tỉnh đã công nhận làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm cho xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu. Từ đây, tiềm năng du lịch làng nghề thêm mở rộng, sản phẩm làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt hơn ở cả trong và ngoài nước. Bình quân thu nhập mỗi lao động tại làng nghề hiện đạt khoảng 4,5 triệu đồng/tháng. Riêng HTX dệt thổ cẩm xóm Chiềng Châu duy trì việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho 20 chị em phụ nữ.

Theo đồng chí Hà Công Soan, Trưởng Phòng NN&PTNT, hoạt động của các làng nghề trên địa bàn huyện được quan tâm thúc đẩy gắn với tuyên truyền người dân gìn giữ bản sắc vốn có để phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao thu nhập của cư dân vùng nông thôn.

Trong số 11 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận toàn tỉnh, huyện Mai Châu có 5 làng nghề: dệt thổ cẩm bản Lác, dệt thổ cẩm xóm Chiềng Châu - xã Chiềng Châu; dệt thổ cẩm xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò; dệt thổ cẩm xóm Nhót - xã Nà Phòn, làng nghề nấu rượu Mai Hạ - xã Mai Hạ. Một số nghề, làng nghề khác đang được nghiên cứu bảo tồn, phát triển gắn với du lịch trong những năm tiếp theo, đơn cử như xã Pà Cò đề xuất bảo tồn nghề rèn dao của người Mông. Trong cơ cấu phát triển kinh tế, huyện xác định sẽ giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp; tăng tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ. Theo đó, việc bảo tồn, phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch cộng đồng, đồng thời là sản phẩm du lịch mang lại thu nhập kinh tế, quảng bá bản sắc văn hóa đến du khách trong nước, quốc tế. 


Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Mai Châu mở rộng mạng lưới cung ứng thương mại - dịch vụ

(HBĐT) - Với đặc thù địa bàn vùng cao, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, huyện Mai Châu tích cực đầu tư, triển khai nhiều chương trình mở rộng mạng lưới cung ứng thương mại - dịch vụ. Từ đó, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hóa, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Huyện Mai Châu: Công bố quyết định điều động Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã

(HBĐT) - Ngày 13/3, huyện Mai Châu tổ chức công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về việc điều động Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã trên địa bàn huyện.

Huyện Đoàn Mai Châu hoạt động hưởng ứng “Tháng Thanh niên năm 2020”

(HBĐT) - Với chủ đề "Thanh niên Mai Châu tình nguyện, sáng tạo vì cộng đồng”, sáng 11/3, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Mai Châu tổ chức hoạt động hưởng ứng "Tháng Thanh niên năm 2020” tại xóm Hợp Thành, xã Thành Sơn.

Phòng, chống dịch Covid-19 ở Mai Châu - trách nhiệm và ý thức

(HBĐT) - Như tin đã đưa, từ 14h (6/3) đến 8h (7/3), 2 du khách mang quốc tịch Anh đi trên chuyến bay từ Luân Đôn đến Hà Nội số hiệu VN0054 cùng chuyến bay với Nguyễn Hồng Nhung (trường hợp nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam) đã có thời gian nghỉ dưỡng tại khách sạn Ecolodge, xóm Nà Chiềng, xã Nà Phòn (Mai Châu). Cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, công ty nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu (Ecolodge) cùng du khách và tất cả nhân viên đang có mặt tại khách sạn Ecolodge đồng thuận, tuân thủ phương án cách ly tại chỗ với trách nhiệm và ý thức cao nhất với cộng đồng.

Huyện Mai Châu: Nhanh và quyết liệt phòng bệnh Covid-19 ra ngoài cộng đồng

(HBĐT) - Ngày 7/3, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Mai Châu phát hiện có 2 trương hợp là ông David Buler, sinh năm 1958 và bà Ruth  Buler Catherine, sinh năm 1962 mang quốc tịch Anh đi trên chuyến bay từ Luân Đôn (Anh) đến Hà Nội số hiệu VN0054 (cùng chuyến bay với Nguyễn Hồng Nhung - trường hợp nhiễm Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam). Sau khi rời Hà Nội, hai người này có thời gian nghỉ dưỡng tại khách sạn Mai Châu Ecolodge tại xóm Nà Chiềng, xã Nà Phòn (Mai Châu) từ 14h ngày 6/3 đến 8h ngày 7/3. Tại khách sạn, có 12 nhân viên tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với hai người nước ngoài.

Thăm vùng đất khó Pà Cò

(HBĐT) - Sau thời gian dài trở lại xã Pà Cò, hình ảnh về vùng đất xơ xác, đìu hiu của xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trước kia trở thành quá khứ. Pà Cò hôm nay đã khoác lên mình "tấm áo mới” nhiều màu sắc, cho thấy vùng đất khó đang có sức vươn mạnh mẽ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục