(HBĐT) - Với tài nguyên du lịch và nhân văn, lợi thế đặc thù, hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030. Để thực hiện quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU ngày 22/6/2017 về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành Khu du lịch quốc gia.
Điểm du lịch Mai Châu Hideaway tại xóm Suối Lốn, xã Tân Mai (Mai Châu) hút du khách trong và ngoài nước đến nghỉ dưỡng, trải nghiệm.
Nghị quyết đánh giá tiềm năng, lợi thế, hạn chế, đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể xây dựng hồ Hòa Bình dần đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia. Nghị quyết đặt mục tiêu: phấn đấu đến năm 2025, cơ bản đạt các điều kiện trở thành Khu du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030, khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành Khu du lịch quốc gia có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, phong phú, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình; trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, là 1 trong 12 khu du lịch trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ Hòa Bình…
Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các giải pháp cụ thể, ưu tiên nguồn lực từ ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng điện, giao thông, cảng, bến, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư du lịch hồ Hòa Bình. Trước mắt, huy động các nguồn lực đầu tư vào vùng trung tâm của hồ Hòa Bình với diện tích khoảng 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước) thuộc các xã nằm trong khu vực từ đảo Sung - Thung Nai - Ngòi Hoa. Tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch tâm linh đền Thác Bờ, huyện Cao Phong và Đà Bắc; đền Cô Đôi, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc; xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao tại đảo Sung, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc; khu vực vịnh Ngòi Hoa, hồ Hoa, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc; sản phẩm du lịch vui chơi, giải trí chất lượng cao tại khu vực vịnh Ngòi Hoa; sản phẩm du lịch cộng đồng tại các xóm Ngòi (xã Ngòi Hoa), xóm Trụ (xã Thái Thịnh); xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Đá Bia (xã Tiền Phong). Ưu tiên phát triển các sản phảm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc; đồng thời quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch hỗ trợ.
Tiếp tục khai thác tuyến du lịch đường thủy từ cảng du lịch Tuần Châu, tỉnh Quảng Ninh lên Hòa Bình để kết nối lên hồ Hòa Bình. Xây dựng chương trình, tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà kết nối các điểm du lịch khu du lịch hồ Hòa Bình với hồ thủy điện các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống, đặc sản của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số trong vùng; xây dựng mô hình phố ẩm thực, chợ văn hóa du lịch ven sông dọc hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình…
Hiện có nhiều dự án đang khảo sát đầu tư và triển khai đầu tư vào lĩnh vực du lịch hồ Hòa Bình với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1.453 tỷ đồng, tập trung ở vùng lõi quy hoạch khu du lịch hồ Hòa Bình.
Lê Chung
(HBĐT) - Hàng năm, lễ hội đền Bờ bắt đầu từ mùng 2 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch. Du sơn, ngoạn thủy trên vùng hồ Hòa Bình trong mùa xuân, đặc biệt là tháng giêng này đã trở thành lịch trình không thể thiếu của nhiều người dân Hòa Bình và đông đảo du khách thập phương. Đến vùng hồ Hòa Bình trong mùa xuân sẽ được chiêm ngưỡng nước hồ trong xanh màu ngọc bích; những đảo núi nhấp nhô, huyền ảo như vịnh Hạ Long; những ngôi nhà sàn bình yên bên sườn núi; được thưởng thức những đặc sản đặc sắc rất riêng của vùng hồ Hòa Bình như: các loại cá đặc sản nướng, măng luộc, rau rừng… Và đặc biệt, du ngoạn vùng hồ Hòa Bình, du khách còn được tìm hiểu văn hóa, lịch sử tâm linh đầy huyền thoại về Bà chúa thác Bờ giúp vua Lê đánh giặc…
(HBĐT) -Chúng tôi thật may mắn khi được cảm nhận, tận hưởng không khí mùa xuân về khi được tham gia cùng đoàn công tác của Sở VH - TT&DL khảo sát hồ Hòa Bình. Chuyến hành trình kéo dài nhiều ngày bằng đường thủy lên tận Tà Hộc, huyện Bắc Yên (Sơn La) và trở về ghé thăm nhiều xóm, bản khu vực hồ địa phận tỉnh. Hồ Hòa Bình mùa nào cũng đẹp và luôn mang đến cảm giác thật mới lạ cho bất cứ ai một lần đến.
(HBĐT) - Công ty CP Du lịch cộng đồng (DLCĐ) huyện Đà Bắc được chuyển đổi từ Ban quản lý du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, là doanh nghiệp xã hội hoạt động trên phương châm cùng chia sẻ lợi ích cho các thành viên tham gia, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ DLCĐ tại Đà Bắc phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, mang lại lợi ích KT-XH lớn hơn cho cộng đồng.
(HBĐT) - Một ngày đầu đông, chúng tôi đến xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Năm 2018 tiếp tục ghi nhận nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá, liên kết hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch, giới thiệu hình ảnh hồ Hòa Bình đến với du khách trong và ngoài nước thực hiện định hướng xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình của tỉnh ta.
(HBĐT) - Đã 2 năm nay, 91 hộ dân ở xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc biết đến làm du lịch cộng đồng. Với tư duy sống trên vùng lòng hồ là phải dựa vào rừng, vào con tôm, con cá dưới sông dần được thay thế bằng du lịch. Để thu hút du khách, nhiều hộ đầu tư cơ sở hạ tầng, sửa sang nhà cửa, trang phục… theo đúng phong tục, tập quán địa phương. Từ làm du lịch cộng đồng, nhiều hộ đã có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để tạo sức hút du khách đến địa phương, gia đình anh Bùi Văn Chiến – một hộ dân của xóm chọn lối đi cho riêng mình là nuôi cá đặc sản phục vụ du khách.