Bến phà Vạn Yên, một trong những điểm dừng nghỉ nhà thuyền lựa chọn khi chở khách du lịch trên sông Đà tuyến Hòa Bình - Sơn La.

 

Đánh thức tiềm năng

Hòa Bình được biết đến là nơi có tài nguyên du lịch phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh, hang động đẹp được công nhận là di tích danh lam, thắng cảnh quốc gia. Đây cũng là nơi phát hiện nhiều nhất các di chỉ khảo cổ quan trọng của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng. Trên địa bàn tỉnh có hơn 70 hang động chứa đựng những di chỉ khảo cổ của nền "Văn hóa Hòa Bình”, hơn 40 di tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh đã và đang được tu bổ, tôn tạo để phát triển du lịch. Đặc biệt, hồ Hòa Bình với cảnh quan thiên nhiên đẹp, diện tích mặt nước 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3 nước, tháng 8/2016 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030.

Tăng cường đầu tư, phát triển, hiện nay, tỉnh đã có một số khu, tuyến, điểm du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh, thể thao, cộng đồng đi vào hoạt động phục vụ khách du lịch như: Khu du lịch hồ Hòa Bình; sân golf Phượng Hoàng (Lương Sơn); khu nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu Ecolodge (Mai Châu); khu nghỉ dưỡng Serena Kim Bôi (Kim Bôi); Bảo tàng không gian văn hóa Mường, Bảo tàng di sản văn hóa dân tộc Mường (TP Hòa Bình), chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Thác Bờ (Đà Bắc) và các điểm du lịch cộng đồng bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Hang Kia (Mai Châu); xóm Lũy Ải (Tân Lạc)...

Tăng cường liên kết để phát triển

Hòa Bình là tỉnh miền núi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, đồng thời cũng là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối phát triển, kết nối với các tỉnh trong khu vực tạo cơ hội lớn cho hợp tác phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực du lịch. Trong lộ trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tháng 6/2010, Hòa Bình đã ký kết tham gia chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Những năm qua, Sở đã tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ khó khăn, hợp tác xây dựng các sản phẩm du lịch vừa mang đặc trưng riêng của địa phương, vừa là thế mạnh chung của cả vùng Tây Bắc. Tập trung liên kết đầu tư hạ tầng du lịch như: giao thông, cơ sở lưu trú, điểm thăm quan vui chơi giải trí…, nhất là hạ tầng giao thông kết nối liên tỉnh và các tuyến đường nối các điểm, khu du lịch nội tỉnh tại mỗi địa phương. Làm tốt công tác phối hợp xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện tại mỗi tỉnh. Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có tính thương hiệu, chất lượng cao và nghiên cứu xây dựng các tuyến, điểm, khu du lịch tại mỗi địa phương, tạo điểm nhấn để nâng cao hiệu quả liên kết giữa các địa phương. Trong lộ trình này, năm 2018, Sở đã tham mưu BCĐ Du lịch tỉnh xây dựng các chương trình hợp tác phát triển với các trung tâm du lịch như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu để chia sẻ kinh nghiệm và kết nối tour, tuyến du lịch. Bên cạnh đó, mở rộng kết nối hợp tác phát triển du lịch với các nước như: tỉnh Hủa Phăn (Lào), Nga, tỉnh Tuv (Mông Cổ)… để mở rộng thị trường khách du lịch đến với Hòa Bình nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh tiếp tục phối hợp với các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu xây dựng và đưa vào khai thác tuyến du lịch đường thủy liên hồ trên sông Đà. Tham gia tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phối hợp xây dựng bản đồ du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng…

Thực hiện đồng bộ các biện pháp khơi dậy tiềm năng, tăng cường liên kết để cùng phát triển, du lịch Hòa Bình đã có những tín hiệu vui. Năm 2018, tỉnh đón 2.695.185 lượt khách du lịch, đạt 105,7% kế hoạch năm, tăng 7,9% so với năm 2017. 9 tháng năm nay, toàn tỉnh ước đón 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó, khách quốc tế 290.000 lượt; khách nội địa 2,21 triệu lượt. Tổng thu từ du lịch ước đạt 1.650 tỷ đồng, đạt 82,5% kế hoạch năm. Dự kiến lượng khách du lịch sẽ tăng vào dịp cuối năm, khi tỉnh tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa, Du lịch tỉnh năm 2019.

Thúy Hằng


 

Các tin khác


Những điểm đến hấp dẫn trên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích mặt nước 8.000 ha. Hồ có nhiều đảo lớn, nhỏ với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn gắn với các điểm du lịch tâm linh. Khu du lịch hồ Hòa Bình đã trở thành điểm thăm quan du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Hòa Bình.

Thưởng thức ẩm thực lòng hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan. Tại đây, du khách không chỉ được khám phá thiên nhiên, văn hóa của người dân bản địa mà còn được thưởng thức ẩm thực độc đáo của người dân lòng hồ sông Đà.

Thành phố Hòa Bình tạo sự gắn kết trong phát triển du lịch lòng hồ

(HBĐT) -  TP Hòa Bình là 1 trong 5 huyện, thành phố nằm trong quy hoạch xây dựng và phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Xã Thái Thịnh và 3 phường Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh là những địa phương thuộc quy hoạch Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Khách du lịch có thể lên tàu tại cảng Bích Hạ để du ngoạn lòng hồ, tận hưởng không khí mát mẻ cùng những trải nghiệm thú vị trên lòng hồ như: tìm hiểu không gian văn hóa bản Mường ven sông, khám phá các đảo nổi, chiêm bái trốn tâm linh đền Bờ. Sau đó, du khách tiếp tục thăm quan, khám phá Nhà máy thủy điện và Tượng đài Bác Hồ…

Cảng Thung Nai hướng tới sự hài lòng của du khách

(HBĐT) -  Tại cảng Thung Nai, thuộc xã Thung Nai (Cao Phong) không xảy ra tình trạng chèo kéo khách. Theo chỉ dẫn của tổ bảo vệ, khách xếp hàng mua vé và xuống tàu. Chủ tàu trang bị đầy đủ áo phao, hướng dẫn khách du lịch những kỹ năng an toàn khi trên tàu. Đến trạm kiểm tra Cảnh sát đường thủy nội địa sẽ kiểm tra số lượng khách, lệnh xuất bến... Chất lượng dịch vụ tại cảng Thung Nai hướng tới tạo sự hài lòng cho khách du lịch hồ Hòa Bình.

Huyện Đà Bắc góp sức xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Có gần một nửa số phân khu, điểm du lịch trong khu du lịch hồ Hòa Bình thuộc địa phận của huyện, những năm gần đây, Đà Bắc đã tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch. Năm 2015, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 09 về "Phát triển du lịch huyện giai đoạn 2015 -2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tháng 6/2017, UBND huyện ban hành Quyết định số 1908 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung Đề án nêu rõ quan điểm về phát triển du lịch của huyện: Đảm bảo thống nhất với các định hướng phát triển du lịch của các quy hoạch cấp tỉnh, cấp quốc gia, phù hợp với bối cảnh, xu thế phát triển du lịch của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung; tập trung khai thác lợi thế mặt nước hồ Hòa Bình, cảnh quan, hệ sinh thái, văn hóa các dân tộc… để phát triển du lịch bền vững theo hướng xanh, sạch gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; kết nối không gian du lịch Đà Bắc với khu du lịch hồ Hòa Bình và tăng cường liên kết với các khu, điểm du lịch khác trong, ngoài tỉnh để hình thành các tuyến du lịch liên hoàn. Mục tiêu của Đề án đến năm 2020, huyện trở thành trung tâm du lịch sinh thái, khám phá và kết nối chặt chẽ với khu du lịch hồ Hòa Bình. Với các sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, tâm linh và thắng cảnh vùng hồ…, huyện đặt ra kỳ vọng đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

Sức hút trò chơi đua thuyền kayak trên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ. Trong thời gian qua, tỉnh ta đã khai thác những tiềm năng sẵn có của hồ Hòa Bình để phát triển du lịch. Tại đây, khách du lịch được đắm mình trong không gian yên tĩnh của sông nước hữu tình, hiền hòa. Đặc biệt, khách du lịch còn được khám phá, thử cảm giác mạnh với trò chơi đua thuyền kayak trên hồ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục