(HBĐT) - Mới chỉ có vài năm, vậy mà các xóm, bản homestay đã tạo sức hút, đem lại sự trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến với vùng hồ Hòa Bình. Chúng tôi khá bất ngờ trước sự đổi thay khi trở lại thăm bản Đá Bia - nay là xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

 


Du khách quốc tế thăm quan, trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

Chỉ vài năm trước, từ chỗ làm nông nghiệp thuần túy, quanh năm với nương đồi, chăn nuôi, rồi bắt đầu tập làm du lịch, còn bỡ ngỡ từ nấu ăn, trang trí phòng, bàn, điệu múa, cách mời khách..., thì đến nay, những nông dân Đá Bia đã làm du lịch chuyên nghiệp hơn rất nhiều, họ đã cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch tốt hơn, chất lượng hơn cho du khách. Chị Bùi Thị Nhềm chẳng muốn kể nhiều về mình, chị đưa cho chúng tôi xem những cảm nhận của một du khách viết về Đá Bia: "5 năm sau quay trở lại, thật ấn tượng với sự phát triển đẹp đẽ của bản làng bà con. Em Nhềm nói một câu ấn tượng, không biết có làm được gì không, nhưng trước đây, em chỉ biết có nếp nhà nhỏ, có gì thì làm tiếp. Bà con trong xóm chắc cũng thế, cuộc sống, phát triển tự nhiên như cây trên rừng, như cảnh vật nơi đây”. Từ một bản làng như biết bao bản làng ven hồ Hòa Bình, được sự hỗ trợ của một tổ chức quốc tế và Công ty CP Du lịch Đà Bắc, Nhà nước hỗ trợ ban đầu về tài chính, đầu tư cải tạo nhà ở, cảnh quan môi trường, bảo tồn văn hóa địa phương, hướng dẫn kiến thức làm du lịch, quảng bá, kết nội thị trường… Nông dân Đá Bia đã nắm bắt cơ hội để phát triển du lịch, đem lại diện mạo mới cho du lịch hồ Hòa Bình. Các hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm nhà sàn, tích cực học hỏi kỹ năng, nghiệp vụ làm du lịch, cách nấu ăn, nghiệp vụ buồng bàn, giữ gìn môi trường, những giá trị văn hóa truyền thống, khôi phục các hoạt động nông nghiệp, ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt cá, để xây dựng các sản phẩm du lịch ngày một tốt hơn, phục vụ du khách.

Bản Đá Bia là một trong những bản đẹp nhất, đem lại ấn tượng thú vị nhất cho du khách ở khu vực hồ Hòa Bình, có "quán tự giác", con người thật thà, chân chất, hòa đồng, dễ mến. Người nông dân làm du lịch đã bước đầu giao tiếp bằng tiếng Anh với khách nước ngoài, dùng điện thoại đặt lịch, quảng bá sản phẩm du lịch. Đá Bia đã có 5 hộ làm du lịch cộng đồng (DLCĐ). Mỗi nhà có thể đón hàng chục khách lưu trú dài ngày. Mỗi người dân đều có thể là hướng dẫn viên du lịch, giúp du khách khám phá, tìm hiểu nét đẹp địa phương. Bản Đá Bia là 1 trong 3 bản DLCĐ trên toàn quốc, được bình chọn và nhận Giải thưởng DLCĐ Asean năm 2019.

Cùng với bản Đá Bia, người nông dân ở các xóm, bản ven hồ cũng đã chuyển đổi từ hoạt động nông nghiệp thuần túy sang làm du lịch. Trên địa bàn huyện Đà Bắc cũng có các xóm, bản homestay tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách trong và ngoài nước như: xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Sưng (xã Cao Sơn)... Huyện Đà Bắc đã xây dựng Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2030, đặt trong bối cảnh hồ Hòa Bình được quy hoạch là khu du lịch quốc gia. Huyện đã có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển DLCĐ gắn với khai thác tiềm năng thiên nhiên, bản sắc văn hóa, hỗ trợ giúp chuyển đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ DLCĐ, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn khi chú trọng quảng bá, kết nối thị trường khách; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ du lịch của người dân Đà Bắc, phát triển DLCĐ một cách bền vững. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án, tạo sự phát triển mạnh mẽ về du lịch, dịch vụ, góp phần xóa đói, giảm nghèo gắn với xây dựng NTM. 

                                                                      LC

Các tin khác


Đá Bia - một ngày không... wifi

(HBĐT) - Đá Bia (nay là xóm Đức Phong) - điểm du lịch cộng đồng thuộc xã Tiền Phong (Đà Bắc) không chỉ có núi non hùng vĩ, sông nước hữu tình, con người thân thiện, hiền hòa mà còn có điều đặc biệt, giờ không ở mấy đâu có...

Lưu giữ miền ký ức thác Bờ - phố Bờ xưa

(HBĐT) -Nhà văn Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh, người nặng lòng với quá khứ, có mặt tại chợ Bờ từ những năm 70 của thế kỷ trước, chứng kiến trọn vẹn công cuộc di dân, chuyển huyện khỏi vùng ngập để phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ông luôn đau đáu hoài niệm về sông Đà, phố Bờ xưa. Sau nhiều năm dày công sưu tầm, ông vừa xuất bản tập sách ảnh "Bờ xưa" với 100 trang và hơn 70 bức ảnh thác Bờ, chợ Bờ, phố Bờ thời chưa đắp đập thủy điện Hòa Bình. Cuốn sách giữ lại những bức ảnh, tư liệu quý cho các thế hệ độc giả về những kỷ niệm, ký ức nay đã chìm sâu dưới đáy hồ sông Đà, nối dài quá khứ với hiện tại và tương lai.

Mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ, có điểm nhấn là quần thể di tích tâm linh Thác Bờ, từ nhiều năm qua, hồ Hòa Bình đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách. Thực hiện Quyết định số 1528/QĐ-TTg, ngày 1/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, tháng 6/2017, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia. Từ đây, công tác đầu tư, tôn tạo di tích, phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm nhiều hơn, góp phần mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình.

Đánh thức những "Nàng công chúa ngủ quên" ven hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, cảnh quan nguyên sơ, hồ Hòa Bình được ví như "Vịnh Hạ Long trên núi”. Ven hồ Hòa Bình có những xóm, bản như những "nàng công chúa ngủ quên" nằm ẩn mình nơi sông nước mênh mang, núi rừng huyền bí. Mỗi nàng công chúa mang một vẻ đẹp riêng. Sau giấc ngủ dài, bản Ngòi, xã Ngòi Hoa - nay là xã Suối Hoa (Tân Lạc), xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) hay xóm Đá Bia - nay là xóm Đức Phong và xóm Mó Hẻm - nay là xóm Đoàn Kết (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc)... được đánh thức trước sự ghé thăm của du khách trong và ngoài nước.

"Quán tự giác" hấp dẫn khách du lịch

(HBĐT) - "Quán tự giác” tại xóm Đức Phong (trước là xóm Đá Bia), xã Tiền Phong (Đà Bắc) được coi là "siêu thị đầu tiên của người Mường Hòa Bình”. Quán tự giác không chỉ là địa chỉ tin cậy cung cấp hàng hóa cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo lâu đời của người Mường Ao Tá. Những quán tự giác là nơi trao niềm tin, sự tin tưởng của người bán đối với tất cả mọi người trong cộng đồng. Hiện nay, mô hình quán tự giác rất phát triển, đem lại sự thích thú cho khách du lịch tới khám phá Tiền Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục