(HBĐT) - Từ diện hộ cận nghèo, kinh tế của gia đình anh Bùi Văn Hiến ở xóm Yến Báy, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) cải thiện rõ rệt, có thể thoát nghèo theo chuẩn đa chiều về thu nhập và đạt mức sống khá trong thời gian tới.


Hộ anh Bùi Văn Hiến, xóm Yến Báy, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đầu tư chăn nuôi gia cầm, tạo nguồn sinh kế ổn định.

Anh Hiến chia sẻ: Năm 2016 là thời điểm hai vợ chồng ra ở riêng, 2 con nheo nhóc. Được vay 60 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình tôi quyết định xây dựng mô hình chăn nuôi gà Lạc Sơn thương phẩm. Ban đầu tâm lý dè dặt, tôi nuôi 300 con với suy nghĩ vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Sau đó quy mô được nâng dần lên 1.000 rồi 2.000 con và hiện tại đạt 4.000 con/lứa. Tôi tham gia chuỗi sản xuất của HTX chăn nuôi và cung ứng gà Chí Thiện, đầu ra tiêu thụ ổn định, lợi nhuận thu được từ 2,5 lứa gà/năm của gia đình khoảng trên, dưới 200 triệu đồng. 

Trước khi vào tổ hợp tác, chị Bùi Thị Hà ở xóm Băn Chao cũng như nhiều thành viên khác đều trong diện hộ nghèo, cận nghèo. Năm 2018, mô hình trồng ớt rừng ra mắt, các chị em trong tổ cùng trồng ớt rẽ (loại ớt quả nhỏ, vị thơm, cay nồng đặc trưng) theo hướng sinh học để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ớt sau khi thu hoạch được sơ chế sạch, ngâm muối, chế biến thành ớt muối và đóng chai nhựa hoặc lọ thủy tinh tiệt trùng. Sản phẩm có thể để được 24 tháng, đã đạt chứng nhận OCOP và đầy đủ nguồn gốc xuất xứ. Với diện tích trồng ớt mở rộng qua các năm, sản lượng khoảng gần 1 tấn, chị Hà và các thành viên của tổ hợp tác duy trì nguồn thu ổn định, đạt thu nhập khoảng 45 triệu đồng/thành viên/năm. Mô hình giúp nhiều chị em trong tổ hợp tác vươn lên thoát nghèo, giảm nghèo bền vững.

Theo đồng chí Bùi Văn Hoàng,  Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng, với địa hình rộng, dân số đông, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, công tác giảm nghèo tại xã còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, cùng với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án của Nhà nước, chính sách dân tộc đã đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển sản xuất, giao thương hàng hóa, chất lượng cuộc sống của người dân. Công tác giảm nghèo bền vững cũng có chuyển biến rõ rệt. Trên địa bàn có nhiều mô hình hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo được học tập và nhân rộng trong Nhân dân. Ngoài mô hình trồng ớt rẽ, chăn nuôi lợn đặc sản còn có một số mô hình kinh tế đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như: ao thả cá, nuôi lợn thịt và trồng rau thương phẩm đóng chai của gia đình anh Quách Văn Hiệp ở xóm Phản Chuông; gia trại chăn nuôi lợn thịt với quy mô 400 con của hộ anh Bùi Văn Nhọ ở xóm Ba Khoang...

Toàn xã Quyết Thắng hiện có 3.032 hộ, trên 14.000 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm hơn 90% dân số. Theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2022 của xã còn 1.048 hộ, chiếm 34,56%; 840 hộ cận nghèo, chiếm 27,7%. Mục tiêu năm 2023, xã giảm 4% hộ nghèo, tương đương 149 hộ. Đến nay, trên địa bàn có 453 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ gần 15 tỷ đồng. Chính sách giảm nghèo của Nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp bà con về máy móc, công cụ sản xuất, chuyển đổi nghề. Đảng bộ, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó ưu tiên chăn nuôi gia súc, trồng dổi ghép và cây có múi.             

Bùi Minh

Các tin khác


Xã Phú Lai hỗ trợ sinh kế giúp giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn… là những giải pháp trọng tâm được xã Phú Lai (Yên Thuỷ) chú trọng triển khai thực hiện thời gian qua nhằm nâng cao đời sống người dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.

Đời sống người dân xã Văn Sơn từng bước được nâng cao

(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Văn Sơn (Lạc Sơn) quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ xã được quan tâm, triển khai quyết liệt, có hiệu quả.

Xã Vũ Bình đa dạng sinh kế giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Thời điểm này, trên khắp đồng đất xã Vũ Bình (Lạc Sơn) bà con tập trung thu hoạch lúa, chăm sóc mía, các loại rau đậu. Công việc này chủ yếu do các cô, bác tuổi trung niên đảm nhiệm. Lớp trẻ trong xã hầu hết đi gây dựng kinh tế, đa phần làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy trong, ngoài tỉnh. Sản xuất nông nghiệp giờ không còn là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình..

Xã Yên Nghiệp đẩy mạnh giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững

Cách đây 3 năm, chị Bùi Thị Hằng ở xóm Gò Cha 1, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) là 1 trong 8 hộ nghèo của xã được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản. Quá trình tham gia mô hình, chị Hằng tập trung chăm sóc bò theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi bò lai Sind đã được tập huấn, hướng dẫn. Kết quả hơn 1 năm sau đó, bò đã sinh sản lứa đầu, bê con được giao cho 1 hộ nghèo khác cùng nhóm và hiện tại bò đang chuẩn bị sinh sản lần tiếp theo.

Xã Văn Nghĩa: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trở lại xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), chúng tôi được thấy diện mạo đổi thay của hạ tầng KT-XH và cuộc sống của người dân. Đồng chí Dương Thanh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với những nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thực hiện nhiều giải pháp, công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) tại địa phương đạt được kết quả đáng khích lệ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang tiến bước trên lộ trình về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục