Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.


Nông dân xóm Trắng Đồi, xã Yên Phú (Lạc Sơn) trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao trên diện tích dồn điền, đổi thửa.

Yên Phú cũng là địa phương đầu tiên của huyện thực hiện thí điểm và nhân rộng dồn điền, đổi thửa. Hiệu quả của công tác này đã thấy rõ với sự hình thành những thửa ruộng lớn, thuận tiện cho tưới tiêu, chăm sóc, thu hoạch, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cũng từ đây, nông dân các xóm trồng đa dạng các loại cây trồng, chú trọng các loại rau, đậu có giá trị kinh tế cao như: dưa chuột, bí xanh, củ đậu… Đến nay, toàn xã trồng trên 40 ha ngô, gần 20 ha rau, đậu các loại, tập trung ở các xóm: Vành Rả, Trắng Đồi, Trắng Cát, Vành. Một số xóm (Bợ, Trắng Đồi, Đồi Bái) mở rộng diện tích trồng ngô ngọt. 

Từ tháng 9/2023, Trung tâm Giống cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng thí điểm mô hình trồng đậu tương giống mới với quy mô 6 ha tại 3 xóm (Vành Rảm, Trắng Cát, Vành), với 30 hộ dân tham gia. Hiện nay, đậu tương phát triển tốt và đang chuẩn bị thu hoạch. Ngoài hỗ trợ về giống đậu tương, Trung tâm Giống cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã kết nối với doanh nghiệp thu mua cho nông dân với giá bằng hoặc cao hơn so với giá thị trường. Nhờ đó, nông dân tích cực tham gia mô hình, gồm cả hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Đồng chí Phạm Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động, đời sống của người dân cải thiện đáng kể. Hiện nay, đa phần các hộ nghèo, cận nghèo đều do không có lao động, không có thu nhập hoặc con, cháu đi làm ăn xa. Để thúc đẩy giảm nghèo, thực hiện giảm nghèo bền vững tại địa phương, bên cạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã quan tâm, chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Sau khi tham gia lớp nghề bảo vệ thực vật từ tháng 7 - 9/2023, chị Bùi Thị Yên (SN 1989) ở xóm Bợ cùng 29 nông dân khác có được những kiến thức cơ bản trong nhận biết các loại sâu bệnh và phương pháp phòng trừ trên cây lúa. Chị Yên chia sẻ: Trước đây, cứ thấy trên đồng ruộng có sâu bệnh là tôi mua thuốc về phun mà không nhận diện đúng đối tượng nên nhiều lúc không hiệu quả. Từ khi được học, tôi đã có thể xác định chính xác các loại sâu bệnh hại lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với phương châm 4 đúng: "đúng đối tượng - đúng lúc - đúng cách - đúng liều lượng".

Trong năm 2023, xã phối hợp mở 4 lớp nghề về bảo vệ thực vật, nuôi cá nước ngọt, điện dân dụng, may công nghiệp, mỗi lớp 30 học viên là lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%.

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, hiện nay, tỷ trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ của xã còn khá thấp, chiếm 15%. Trong quy hoạch điểm du lịch vùng hồ Cánh Tạng, xã xác định lựa chọn một số cây trồng mũi nhọn gắn với phát triển du lịch trong tương lai. Mặt khác, đề xuất, kiến nghị cấp trên mở thêm các lớp đào tạo nghề cho nông dân. Xã phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiến 18%, thương mại - dịch vụ 37%, nông - lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 45%.     


Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Đà Bắc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Xác định thực hiện công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, ưu đãi giáo dục, tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Từ đó từng bước tạo việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Xã Mông Hóa giảm nghèo bền vững

Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ xã Dân Hòa theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Địa bàn xã có 3 tuyến đường giao thông chạy qua, trong đó có 8 km quốc lộ 6, đường Hòa Lạc - Hòa Bình 2 km, 3 km tỉnh lộ 446 và tuyến đường liên kết vùng đang thực hiện các bước đầu tư xây dựng chạy qua địa bàn khoảng 7 km. Đây là điều kiện thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa và phát triển KT-XH của địa phương.

Các chương trình mục tiêu quốc gia thúc đẩy giảm nghèo ở xã Ân Nghĩa

Đồng chí Bùi Văn Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) cho biết: Trên địa bàn đang triển khai, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chương trình đã tác động trực tiếp cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Xã Ngọc Mỹ giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã giảm đáng kể, đời sống người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Huyện Mai Châu đào tạo nghề gắn với việc làm bền vững

(HBĐT) - Không khí lớp dạy nghề trồng nấm rơm mở tại xóm Nà Piềng, xã Nà Phòn (Mai Châu) vào những buổi thực hành luôn sôi nổi, hào hứng bởi sự có mặt đông đủ các thành viên. Chị Hà Thị Nhung, trưởng nhóm lớp nghề cho biết: Trước đây, thu hoạch lúa xong, người dân trong xóm thường đốt rơm mà không biết đã vô tình làm sản sinh ra khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. Sau khi học nghề, chúng tôi được phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật, thực hành làm nấm theo quy trình ủ rơm rạ, cấy meso (cấy giống), chăm sóc, thu hái, bảo quản... Chúng tôi cũng mong muốn sau khóa học sẽ thuần thục các thao tác kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, tận dụng nguồn rơm rạ tạo thành phẩm nấm rơm để chí ít là cải thiện bữa ăn trong gia đình. Với hộ làm nhiều có thể tạo ra hàng hóa tiêu thụ trên thị trường góp phần tăng thu nhập.

Xã Ngọc Lâu dồn lực giảm nghèo

(HBĐT) - Ngọc Lâu là một trong ba xã vùng cao của huyện Lạc Sơn. Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua, xã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm dần, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục