Xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn là địa bàn có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có 1 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần giúp người dân trên địa bàn xã ổn định cuộc sống.


Nhà văn hóa xóm Ốc, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) được đầu tư nâng cấp từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xóm Ốc có hơn 200 hộ dân cùng sinh sống và là xóm xa nhất của xã Thượng Cốc. Trước kia, do đường giao thông chưa được đầu tư nâng cấp, các hoạt động giao thương không thuận lợi, nông sản làm ra khó tiêu thụ nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Năm 2022, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đã xây dựng tuyến đường giao thông liên xóm dài 2,5 km qua xóm Ốc. Được hưởng lợi từ chương trình, các hộ dân trong xóm rất phấn khởi.

Cùng với đầu tư đường giao thông, xóm Ốc cũng được hỗ trợ nâng cấp 400 m đường kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất và hỗ trợ 60 triệu đồng nâng cấp nhà văn hóa xóm. Bà Bùi Thị Sang,Trưởng xóm Ốc cho biết: Khi được đầu tư nâng cấp đường giao thông, người dân xóm Ốc rất phấn khởi, vì vậy trong quá trình làm đường, các hộ sẵn sàng tham gia ngày công để đổ đường. Có đường đời sống của người dân được nâng lên. Ngoài ra, xóm cũng được đầu tư nhà văn hóa mới khang trang hơn, có sân bóng rộng, thu hút người dân đến chơi thể thao.

Ngoài xóm Ốc, từ các nguồn vốn chương trình MTQG, xã Thượng Cốc đã đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu và xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế hiệu quả cho người dân. Đồng chí Bùi Văn Phục, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Các chương trình MTQG nói chung và Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã tạo nguồn lực rất lớn giúp người dân ổn định cuộc sống. Trong đó, thông qua các hoạt động hỗ trợ, người dân đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khoa học kỹ thuật để tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Hiện nay, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, người dân Thượng Cốc đã đưa vào nhiều loại cây trồng mới cho năng suất cao như ngô lai, trồng cây ăn quả và phát triển kinh tế rừng. Tính đến tháng 10/2023, thu nhập về trồng trọt trên địa bàn xã đạt 27 tỷ đồng; tổng thu nhập về chăn nuôi đạt 22 tỷ đồng; trồng rừng đạt 1,5 tỷ đồng. Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ tiếp tục được quan tâm. Hiện nay, trên địa bàn xã mạng lưới kinh doanh mở rộng với 1 siêu thị, 1 HTX, chợ được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hoàn chỉnh và hoạt động ổn định phục vụ đa dạng nhu cầu nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến tháng 10 đạt 210 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt trên 151 tỷ đồng, đạt 113,5% so với kế hoạch dự toán giao.

Kinh tế phát triển đã tạo đà nâng cao đời sống nhân dân. Tính đến đầu tháng 10, thu nhập bình quân đầu người của xã Thượng Cốc đạt trên 42 triệu đồng, bằng 94,2% kế hoạch năm. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm; các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Hiện nay, xã tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí xây dựng khu dân cư kiểu mẫu và tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.



Phương Linh


Các tin khác


Huyện Mai Châu đào tạo nghề gắn với việc làm bền vững

(HBĐT) - Không khí lớp dạy nghề trồng nấm rơm mở tại xóm Nà Piềng, xã Nà Phòn (Mai Châu) vào những buổi thực hành luôn sôi nổi, hào hứng bởi sự có mặt đông đủ các thành viên. Chị Hà Thị Nhung, trưởng nhóm lớp nghề cho biết: Trước đây, thu hoạch lúa xong, người dân trong xóm thường đốt rơm mà không biết đã vô tình làm sản sinh ra khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. Sau khi học nghề, chúng tôi được phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật, thực hành làm nấm theo quy trình ủ rơm rạ, cấy meso (cấy giống), chăm sóc, thu hái, bảo quản... Chúng tôi cũng mong muốn sau khóa học sẽ thuần thục các thao tác kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, tận dụng nguồn rơm rạ tạo thành phẩm nấm rơm để chí ít là cải thiện bữa ăn trong gia đình. Với hộ làm nhiều có thể tạo ra hàng hóa tiêu thụ trên thị trường góp phần tăng thu nhập.

Xã Ngọc Lâu dồn lực giảm nghèo

(HBĐT) - Ngọc Lâu là một trong ba xã vùng cao của huyện Lạc Sơn. Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua, xã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm dần, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.

Xã Tự Do: Nỗ lực vươn lên thoát nghèo

(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Văn Đức, công chức LĐ-TB&XH xã Tự Do (Lạc Sơn), tỷ lệ hộ nghèo của xã là 37,99%, hộ cận nghèo 30,59%. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhận thức, hành động của người dân chuyển biến rõ rệt. Nhiều gia đình nghèo không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà tự lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Trong đó, điển hình là gia đình anh Bùi Việt Hùng và chị Bùi Thị Huyền ở xóm Mu Khướng.

Xã Quyết Thắng khơi dậy ý chí thoát nghèo của người dân

(HBĐT) - Từ diện hộ cận nghèo, kinh tế của gia đình anh Bùi Văn Hiến ở xóm Yến Báy, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) cải thiện rõ rệt, có thể thoát nghèo theo chuẩn đa chiều về thu nhập và đạt mức sống khá trong thời gian tới.

Dự án chăn nuôi bò sinh sản - Trao “cần câu”, tạo sinh kế bền vững

(HBĐT) - Chứng kiến lễ bàn giao bò của Dự án chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Lạc Sơn vào trung tuần tháng 10 tại xã Ngọc Lâu cảm nhậnh niềm phấn khởi, hồi hộp của những hộ nghèo, cận nghèo các xóm khi được trao tay một gia sản lớn.

Xã Nhân Nghĩa nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, làng quê yên bình với 10 xóm, 1.502 hộ, gần 6.400 nhân khẩu. Những năm gần đây, xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo đà cho nông nghiệp, nông thôn vùng trung tâm Mường Vó khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục