Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.



Đường giao thông xã Hợp Phong (Cao Phong) được cứng hóa góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Đồng chí Trần Văn Ý, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Cao Phong luôn chỉ đạo sát sao, cụ thể hóa, đưa mục tiêu giảm nghèo vào chương trình phát triển KT-XH từng giai đoạn. Huyện chú trọng bố trí nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn đối ứng của các CTMTQG nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện mục tiêu GNBV.

Hàng năm, huyện tổ chức điều tra, báo cáo và kiểm tra thực tế tại 10/10 xã, thị trấn để xây dựng kế hoạch cụ thể. Theo kết quả điều tra theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025, năm 2022, toàn huyện có 11.719 hộ nghèo, chiếm 6,69% (giảm 3,44% so với năm 2021); năm 2023 ước còn 4,99% (giảm 1,7% so với năm 2022).

Đầu giai đoạn 2021 - 2025, toàn huyện có 3 xã điều kiện KT-XH ĐBKK là Thung Nai, Hợp Phong, Thạch Yên. Năm 2022, xã Hợp Phong đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 – 2025. Xã Thung Nai đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị đạt chuẩn NTM năm 2023. Xã Thạch Yên phấn đấu về đích NTM vào năm 2024. Huyện đặt mục tiêu phấn đấu về đích NTM vào năm 2025. Cùng với giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng; năm 2023 phấn đấu tăng lên 59 triệu đồng/người.

Tuy nhiên, theo đồng chí Trần Văn Ý, bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện công tác GNBV huyện Cao Phong cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Công tác giảm nghèo ở các xã ĐBKK chưa bền vững do điều kiện KT-XH, vị trí địa lý khó khăn. Diện tích đất canh tác ít, sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên. Cùng với đó là tình trạng "được mùa mất giá” vẫn xảy ra dẫn đến nguồn thu chưa cao so với mức đầu tư phát triển sản xuất. Vẫn còn một bộ phận người dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, không muốn thoát nghèo. Công tác giải quyết việc làm tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu…

Căn cứ vào những hạn chế, khó khăn, sau khi tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, huyện Cao Phong xác định 12 chỉ số thiếu hụt. Huyện đang tập trung các nguồn lực CTMTQG để hỗ trợ giảm các chiều thiếu hụt của hộ nghèo, hộ cận nghèo còn khó khăn về nhà ở bằng các chương trình hỗ trợ nhà ở, xoá nhà tạm, cho vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; hỗ trợ, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế…

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả CTMTQG GNBV, huyện Cao Phong tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tiếp tục huy động sự đồng thuận và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong tổ chức thực hiện chương trình GNBV. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; biểu dương, động viên kịp thời các gương điển hình về giảm nghèo, phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách, không có ý chí vươn lên, không muốn thoát nghèo. Rà soát, phân loại nguyên nhân thiếu hụt của hộ nghèo, cận nghèo, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hỗ trợ cụ thể. Quan tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho người nghèo, cận nghèo. Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Huy động nguồn xã hội hóa thực hiện các chương trình giảm nghèo, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo. Đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án để hỗ trợ về y tế, giáo dục, ưu đãi tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh kế, phát triển sản xuất... Từ đó góp phần thực hiện hiệu quả CTMTQG GNBV giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện.


Hương Lan


Các tin khác


Xã Thượng Cốc: Chính sách dân tộc góp phần nâng cao cuộc sống người dân

Xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn là địa bàn có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có 1 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần giúp người dân trên địa bàn xã ổn định cuộc sống.

Huyện Đà Bắc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Xác định thực hiện công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, ưu đãi giáo dục, tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Từ đó từng bước tạo việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Xã Mông Hóa giảm nghèo bền vững

Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ xã Dân Hòa theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Địa bàn xã có 3 tuyến đường giao thông chạy qua, trong đó có 8 km quốc lộ 6, đường Hòa Lạc - Hòa Bình 2 km, 3 km tỉnh lộ 446 và tuyến đường liên kết vùng đang thực hiện các bước đầu tư xây dựng chạy qua địa bàn khoảng 7 km. Đây là điều kiện thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa và phát triển KT-XH của địa phương.

Các chương trình mục tiêu quốc gia thúc đẩy giảm nghèo ở xã Ân Nghĩa

Đồng chí Bùi Văn Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) cho biết: Trên địa bàn đang triển khai, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chương trình đã tác động trực tiếp cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Xã Ngọc Mỹ giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã giảm đáng kể, đời sống người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Huyện Mai Châu đào tạo nghề gắn với việc làm bền vững

(HBĐT) - Không khí lớp dạy nghề trồng nấm rơm mở tại xóm Nà Piềng, xã Nà Phòn (Mai Châu) vào những buổi thực hành luôn sôi nổi, hào hứng bởi sự có mặt đông đủ các thành viên. Chị Hà Thị Nhung, trưởng nhóm lớp nghề cho biết: Trước đây, thu hoạch lúa xong, người dân trong xóm thường đốt rơm mà không biết đã vô tình làm sản sinh ra khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. Sau khi học nghề, chúng tôi được phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật, thực hành làm nấm theo quy trình ủ rơm rạ, cấy meso (cấy giống), chăm sóc, thu hái, bảo quản... Chúng tôi cũng mong muốn sau khóa học sẽ thuần thục các thao tác kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, tận dụng nguồn rơm rạ tạo thành phẩm nấm rơm để chí ít là cải thiện bữa ăn trong gia đình. Với hộ làm nhiều có thể tạo ra hàng hóa tiêu thụ trên thị trường góp phần tăng thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục