Cơ sở hạ tầng xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) được đầu tư đã cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân. Ảnh: Trường THCS Lạc Sỹ mới được bàn giao và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh nhà trường.

Cơ sở hạ tầng xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) được đầu tư đã cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân. Ảnh: Trường THCS Lạc Sỹ mới được bàn giao và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh nhà trường.

(HBĐT) - Đường vào Lạc Sỹ (Yên Thủy) hôm nay không còn heo hút nữa. Chỉ mất chừng nửa tiếng đồng hồ, đi trên con đường thảm bê tông nhựa, qua những cánh đồng lúa, ngô, rau đậu, vượt những sườn dốc quanh co trong màu xanh của rừng nguyên liệu là tới trung tâm xã. Chốc chốc lại bắt gặp những chiếc xe tải chở đầy nông sản, nguyên liệu rừng ngược đường. Trẻ em từng tốp tung tăng tới trường. Nông dân miệt mài vun xới. Vùng đất nghèo Lạc Sỹ đang cựa mình thức giấc.

 

Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ Quách Hương Lam tâm sự: Vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nếu so với vài năm trước, Lạc Sỹ có một bước tiến dài về tất cả các lĩnh vực KT-XH, XĐ-GN, xây dựng hệ thống chính trị. Lạc Sỹ thực sự thay đổi khi tuyến đường liên xã được thông xe, mở ra cơ hội thông thương, giao lưu kinh tế, văn hóa cho nơi đây. Là xã đặc biệt khó khăn, Lạc Sỹ được hưởng lợi từ nhiều chương trình, dự án đầu tư cơ sở  vật chất. Đường giao thông, trạm xá, trường học, công trình nước sạch được đầu  tư đã cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân. Đến nay, đường ô tô đã đến 8/8 xóm, điện lưới quốc gia đã về tới tất cả các xóm   với 95% hộ được sử dụng điện. Một số cầu ngầm trên địa bàn như Ngan, Hạ 2, Suối Thương được đầu tư xây dựng, cải thiện điều kiện đi lại của người dân. Năm 2012, xã được xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung ở xóm Nghĩa, xóm Sỹ và xây dựng ngầm xóm Hạ 1. Công trình đường nội thôn xóm Sỹ, xóm Thương đã bàn giao đưa vào sử dụng. Trường tiểu học được đầu tư một nhà 2 tầng đã bàn giao tạm thời đưa vào sử dụng tạo nên diện mạo mới cho Lạc Sỹ.

Thế nhưng điều kiện địa lý, tự nhiên của Lạc Sỹ không thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tổng diện tích tự nhiên của xã trên 2.868 ha, trong đó, đất lâm nghiệp 2.594 ha, đất nông nghiệp chỉ có 98 ha. 99% người dân sống dựa vào nông nghiệp. Nếu trông vào lúa nước với 150 ha cho cả 2 vụ, năng suất có cao, người dân cũng không thể đủ ăn. Hướng đi duy nhất để phát triển kinh tế, xóa đói- giảm nghèo đối với Lạc Sỹ là tập trung nâng cao hiệu quả gieo trồng, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và khai thác tiềm năng đất rừng. Xã đã tranh thủ khá hiệu quả sự giúp đỡ của các ban, ngành đoàn thể đẩy mạnh chuyển giao KHKT, hỗ trợ giống vốn, phát triển sản xuất. Nhiều diện tích rộng được mở mới, các công trình thủy lợi được đầu tư, các loại giống mới được đưa vào đồng đất, năng suất cây trồng từng bước được nâng lên. Chăn nuôi của xã cũng phát triển khá mạnh. Tổng đàn trân bò gần 900 con, 1.236 con lợn, 10,4 vạn con gia cầm. Tiềm năng đất rừng đang được khai thác hiệu quả, kinh tế rừng đang trở thành hướng đi xóa đói- giảm nghèo ở Lạc Sỹ. Xã thực hiện tốt chủ trương chuyển diện tích rừng tự nhiên kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất, rừng nguyên liệu. Mấy năm nay, Lạc Sỹ trồng hàng nghìn ha rừng, trong đó, chủ yếu là cây keo. Nhiều hộ gia đình có tới hàng chục ha rừng nguyên liệu. Mỗi năm, xã khai thác từ 800 - 900 tấn gỗ trồng, thu nhập từ lâm nghiệp đạt tới cả chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, vài năm nay, người dân trong xã đẩy mạnh nghề nuôi ong lấy mật, hầu như gia đình nào cũng nuôi ong. Đến nay, toàn xã có tới 661 đàn ong mật, hàng năm, mỗi đàn ong đem lại cho người dân vài triệu đồng.  

Đến nay, Lạc Sỹ có 480 hộ dân với 2.138 nhân khẩu. Thu nhập bình quân đầu người đã đạt 9,3 triệu đồng/năm. Ngoài tiềm năng nông nghiệp, đất rừng được khai thác hiệu quả, Lạc Sỹ còn có tiềm năng lớn về phát triển du lịch văn hóa, bản sắc dân tộc. Xóm Thấu của Lạc Sỹ là xóm còn lưu giữ được truyền thống tốt đẹp, có nét chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Mường cần mẫn bên khung cửi, có mái nhà sàn, không gian sinh sống của người dân địa phương, âm vang cồng chiêng âm vang khắp núi rừng. Theo Chủ tịch UBND xã Quách Hương Lam, con đường thảm nhựa bê tông đã về tận xóm, nếu kêu gọi và thu hút được nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, xóm Thấu sẽ là cơ hội mới đánh thức vùng đất nghèo còn khó khăn như Lạc Sỹ.  

 

                                                                   Hương Lan

 

 

Các tin khác

Người dân xã Tự Do từng bước khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và tăng thu nhập ổn định đời sống.
Cửa Nánh nhìn từ tuyến tỉnh lộ 433.
Nhà báo Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao quà lưu niệm cho Bộ trưởng Phủự Thủ tướng Thái Lan.
Dưới lá cờ thân yêu của Tổ quốc.

Niềm vui nơi cực bắc xa xôi nhất tỉnh

(HBĐT) - Lần đầu tiên tôi đến Đồng Nghê (Đà Bắc) bằng mấy tiếng ngồi trên sông và đi bộ như thế. Nhưng Đồng Nghê đã làm tôi say bởi tài nguyên thiên nhiên của rừng nhất, nhì Đà Bắc; nghiến, táu mật, trai, dổi găng... ở vùng núi đá Đồng Nghê là loại cây đầu bảng. Lên khỏi mép nước xóm Mọc là gặp rừng. Đường mòn vào trung tâm xã xuyên qua giữa đại ngàn.

Âm vang trên công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á

(HBĐT) - Tôi được may mắn sinh ra và lớn lên nơi công trình thế kỷ trên dòng sông ánh sáng - Công trình thủy điện Hòa Bình. Nay, công trình thế kỷ thứ 2 trên dòng sông ánh sáng - sông Đà - Công trình thủy điện Sơn La -  Dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á vừa khánh thành ngày 23/12/2012 đã để lại niềm tự hào không chỉ cho những người dân chung dòng nước sông Đà, thắp chung ánh sáng của công trình như chúng tôi mà đó là niềm tự hào, là thành quả chung của những bàn tay, khối óc tập thể, những con người Việt Nam tự tin, sáng tạo làm chủ được công nghệ hiện đại của thời kỳ CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam tại đồn điền Chi Nê

(HBĐT) - Đồn điền Chi Nê được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nay thuộc địa bàn xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Đồn điền được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính chọn là một trong những cơ sở đầu tiên đặt Nhà máy in tiền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nơi đây đã lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên trong những năm tháng đầy khó khăn của chính quyền cách mạng nói chung và của Bộ Tài chính nói riêng. Khu di tích này được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2007.

Nhớ mãi ngày xây bia chủ quyền trên đảo Đá Tây - Trường Sa

(HBĐT) - Đã 18 năm trôi qua, những ngày đầy gian nan, vất vả nhưng cũng thật vinh dự, tự hào khi được cùng đồng nghiệp tham gia xây dựng bia chủ quyền trên đảo Đá Tây - quần đảo Trường Sa vẫn in đậm ký ức của Đặng Văn Hậu, chàng trai sinh ra và lớn lên trên vùng đất Xuân La, Thanh Sơn, Kiến Thụy (Hải Phòng) và hiện là Giám đốc Công ty cổ phần Hapaco Đông Bắc (Vạn Mai - Mai Châu).

Trở lại Hang Kia

(HBĐT) - Đúng vào những ngày đồng bào Mông hồ hởi đón Tết cổ truyền, chúng tôi có dịp trở lại Hang Kia (Mai Châu). Trên đường đi, ngay chặng đường đầu tiên vượt qua dốc Cun, dốc Má, dốc Quy Hậu sương mù đã dày đặc. Lên đến đèo Thung Khe thì sương mù gần như “đặc quánh” khiến xe chúng tôi phải “Dò dẫm” mất gần 1 tiếng đồng hồ mới qua được đoạn đường hơn 30 km.

Chuyện về những người được “thử lửa” trong bom đạn chiến tranh

(HBĐT) - Một người vừa tròn 40 năm tuổi Đảng, còn một người cũng ngấp nghé với 38 năm có lẻ. Ở họ đều có một điểm chung đó là cùng được kết nạp, đứng vào hàng ngũ của Đảng khi trên đầu bom vẫn rơi, đạn vẫn réo trong sự khốc liệt của chiến tranh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục