(HBĐT) - Sau những tội lỗi tày đình của Thạch phò mã, dù rất thương công chúa nhưng cực chẳng đã vua cha đành “nghiến răng” hạ bút phê chuẩn Quyết định buộc thôi việc đối với chàng rể quý. Vậy là chàng tiều phu lại bìu ríu vợ con trở về vùng rừng xanh, núi đỏ. Đúng vào dịp triều đình ra lệnh đóng cửa rừng nên cung, rìu, búa, nỏ cũng chỉ để Thạch Sanh làm những đồ vật kỷ niệm cho đỡ nhớ một thời oanh liệt.
Ngày ngày, chàng tiều phu cùng vợ con lội đầm, lội ruộng, mò cua, bắt ốc kiếm kế sinh nhai nhưng vào thời buổi đâu đâu cũng nhìn thấy hóa chất nên kiếm con tôm, con cá cũng hết sức nhọc nhằn.
Hôm ấy, ngán ngẩm với cảnh “mưa dầm, gió bấc”, Thạnh Sanh đành giải sầu với chai rượu nút lá chuối và vài hạt lạc quắn queo thì bỗng ông anh kết nghĩa đột ngột xuất hiện, giọng đầy thương xót: “Chú làm gì mà ủ rũ thế”. Rồi ghé sát vào tai chàng tiều phu thầm thì: “Anh sẽ bày cho chú một chiêu, vừa nhàn hạ, vừa kiếm tiền như chơi, chắc chắn sẽ chẳng phải lo bữa cơm, bữa cháo nữa”. Vốn đã từng không ít lần “sa cơ, lỡ vận” vì mưu lược của ông anh kết nghĩa, Thạch Sanh tỏ ra rất cảnh giác: “Thôi, xin bác, em chịu khó lặn lội kiếm bữa qua ngày cho đầu óc thanh thản”. Tợp một ngụm rượu, Lý Thông trịnh trọng: “Chú yên tâm, cứ nghe lời anh, rồi chú thấy mọi chuyện đâu sẽ vào đấy”.
Chẳng biết hai anh em họ to nhỏ những gì, chỉ biết ông anh kết nghĩa “phân tích” đến đâu, ánh mắt Thạch Sanh rạng ngời đến đó. Ngay ngày hôm sau Thanh Sanh triệu tập 5-7 trai bản từng có “tiền án, tiền sự” đến phân công nhiệm vụ để triển khai nghề mới với hy vọng sớm đổi đời.
Vậy là từ hôm ấy, hễ nghe tin ở đâu có dịch cúm gia cầm hay lở mồm, long móng là Thạch Sanh cùng lũ tiểu yêu xuất hiện. Những hộ có đàn gia súc, gia cầm mắc dịch gặp anh em Thạnh Sanh chẳng khác nào “chết đuối vớ được cọc”, vì theo quy định, gia súc, gia cầm mắc bệnh đều phải tiêu huỷ để tránh lây lan. Đằng này lại được Thạch Sanh cùng đàn em thu gom, rồi còn “hỗ trợ” một phần kinh phí.
Gom hàng trăm, hàng nghìn con vịt, con gà, con lợn, rồi cả những con trâu, còn bò, con dê đang ủ rũ về vùng rừng xanh, núi đỏ. Thạch Sanh cùng lũ đàn em mua các loại hóa chất về để chế biến thành “Đặc sản”. Dưới sự chỉ đạo của Thạch Sanh, những món ẩm thực nổi tiếng được tung ra thị trường. Nào là lạp sườn; thịt trâu, bò, lợn gác bếp; gà hấp muối, gà chiên nước mắm; lườn vịt nướng giòn; vịt quay Bắc Kinh; lợn cắp nách quay; vịt nấu giả cầy... giá cả hợp lý và hấp dẫn hơn là còn được khuyến mại cả “Chẩm chéo”, loại đồ chấm ấn tượng chỉ vùng rừng xanh, núi đỏ mới có. Với những thực khách quen thuộc còn thường xuyên được chiêu đãi những chảo thắng cố nóng hôi hổi.
Vốn ít, lãi nhiều khiến Thạch Sanh và lũ đàn em càng thêm ham. Đặc biệt, những ngày cuối năm tổng kết, liên hoan, hội nghị khách hàng, cưới xin lu bù nên guồng máy “Đặc sản” của Thạch Sanh lúc nào cũng chạy hết công suất mà không đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng.
Những tưởng mọi chuyện cứ “Xuôi chèo, mát mái”. Hôm ấy, Công ty nọ tổ chức hội nghị khách hàng, sau tiệc chiêu đãi với món thắng cố cùng với gà hấp muối, gà chiên nước nước mắm; lườn vịt nướng giòn, cả trăm người phải nhập viện với những triệu chứng bất thường. Cơ quan chúc năng vào cuộc, truy nguồn gốc thực phẩm thì tất cả đều từ lò “Đặc sản” của Thạch Sanh mà ra. Ngay lập tức, liên ngành đến kiểm tra, với “nhân chứng, vật chứng” rành rành, Thạch Sanh và lũ đàn em đành cúi đầu ký vào biên bản và chịu sự phán xét của pháp luật ngay trong những ngày Tết đã cận kề.
Đức Phượng
(HBĐT) - Những làng quê xinh đẹp, yên bình, tự trong sâu thẳm ngân ru những thanh âm linh thiêng của núi rừng, khúc thường rang, bộ meẹng tha thiết bên mái nhà sàn nghiêng nghiêng. Một thành phố trẻ trung, tươi mới, náo nhiệt mà không xô bồ, thơ mộng bên dòng Đà Giang xanh trong, mềm mại như suối tóc nàng tiên, nơi “công trình thế kỷ” ngày đêm cung cấp nguồn điện cho cả nước. ấy là tỉnh ta - cửa ngõ của miền Tây Bắc xinh đẹp - nơi đây đã và đang có những bước chuyển mình với diện mạo mới, phát triển, ổn định, xinh đẹp hơn giống như một “nàng tiên đang thức giấc”.
(HBĐT) - Mặt trời đã ngả về hướng tây, những tia nắng xiên chéo vào gáy ông Lạng. Bình thường, vào giờ này, chả mấy khi ông ló mặt ra ngoài trời. Với cả, ông còn đang lúi húi chuẩn bị cám bã cho đàn lợn đang dụi mõm kêu đói phía sau nhà.
(HBĐT) - Mùa thu vẫn còn những cơn bão bất ngờ ập tới. Mưa rừng, suối lũ làm sạt lở những bản làng, con đường vốn đẹp thơ mộng. Như một cô gái đỏng đảnh, mùa thu vẫn có những ngày nắng dịu.
(HBĐT) - Quá nửa đêm, cả khu phố chìm trong giấc ngủ bỗng rộ lên tiếng cãi vã, một giọng đàn bà nói nhỏ nhưng đêm vắng vẫn đủ cho các nhà xung quanh nghe rõ:
(HBĐT) - Cuộc sống như một dòng chảy không ngừng. Chợp mắt, đi qua miền bình yên mùa xuân diệu kỳ rồi ngẩn ngơ hàng phượng nở rực vào mùa hạ bỏng rát. Thoáng chốc, lòng lại bâng khuâng, xuyến xao khi mùa Trung thu gõ cửa.