(HBĐT) - Tháng ba về, xa quê nhớ về ngôi nhà của mẹ. Nhà mẹ ở một vùng quê chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn. Thời tiết khắc nghiệt thế mà mẹ và dân quê đã một nắng, hai sương để “bắt sỏi đá cũng thành cơm gạo”.
Nghĩ đến mẹ ngày xưa, đời người phụ nữ thường có ba ngôi nhà: nhà mình, nhà mẹ và nhà chồng. Ngôi nhà nào cũng có phận sự để lo toan nhưng nhà mẹ là nơi bình yên nhất để những đứa con khao khát được trở về. Nhớ nhà của mẹ là nhớ từ cánh cổng, chạy dọc từ cổng vào sân toàn là hoa dại mọc nghênh ngang. Sân của mẹ bao giờ cũng thấy vài chiếc nong phơi, mùa nào thức ấy. Cũng có khi là ít củ cải, ít măng mai, thứ gì mẹ cũng dành dụm mang phơi đợi những đứa con xa về. Có đứa là bộ đội nơi biên cương, có đứa công tác trên thành phố, đứa nào cũng nhớ ngôi nhà của mẹ, được cô con gái lấy chồng dạy trường làng là sớm tối chạy tới lo cho mẹ hôm bát canh, hôm đĩa thức ăn. Mẹ đã món mém chỉ cười đứa con gái út “cái ngoan” đến bây giờ mới biết ý nghĩa của cha mẹ đặt cho con gái từ thuở mới lọt lòng.
Dây phơi nhà mẹ bao giờ cũng khiến những đứa con ái ngại, tần ngần. Manh áo sờn vai phất phơ trước gió. Quần áo các con mua gửi về chắc đều được gấp gọn cất trong tủ cho mới. Cuộc đời chắt chiu, tằn tiện, hiện rõ trên từng manh áo. Mỗi lần về thăm quê, thăm ngôi nhà của mẹ chỉ cần nghe một tiếng ho khan vọng lại từ đâu đó góc vườn, chái bếp là lòng con lại mềm nhũn thương yêu.
Nhà của mẹ đôi khi là hình ảnh ước lượng giữa mớ ký ức chập chờn. Mùa nắng nhớ nắng, mùa mưa nhớ mưa, mùa gió nhớ gió luồn cửa bếp. Trong ký ức của những đứa con vẫn ghi đậm mái nhà của mẹ đơn sơ, giản dị nơi thôn dã nằm trong nhà qua cửa sổ có thể ngắm trăng, sương sớm ngoài trời bay vào bảng lảng. Nhà của mẹ có khi chỉ đọng lại trong rổ xôi vừa nhấc ra khỏi chõ còn bốc hơi nghi ngút - ngoài chái nhà, mấy con gà mái tranh nhau tổ đẻ kêu xào xạc cả trưa. Nhớ nhà của mẹ là nhớ bữa cơm đạm bạc, rau má, cua rang, bát canh chua mát ruột và vầng cháy cơm vàng xuộm chia đều ăn vào giòn mà thơm. Nhà của mẹ có khi như vẳng lại tiếng ầu ơ, đó là tiếng ru của thuở ấu thơ hay là câu ca buồn cất lên từ phận đàn bà lam lũ.
Nhà của mẹ như là thánh địa trong tâm hồn những đứa con xa. Như là sinh ra trong mỗi người đều có quê hương, trong quê hương bao giờ cũng có nhà của mẹ.
Mỗi người con đi xa hướng về ngôi nhà của mẹ dù mẹ đã đi xa, đã trở thành người thiên cổ và tin rằng, ngoài kia có mưa gió, bão bùng, nhà của mẹ vẫn là nơi bình yên nhất, chốn đi về là ngôi nhà của mẹ.
Tháng ba về vẫn còn cái rét, nhớ ngôi nhà của mẹ từ trong ký ức nhớ về mẹ, người mẹ lam lũ của một thời dầu dãi nuôi con ăn học lớn lên thành người.
Tản văn của Văn Song
(HBĐT) - Sau những tội lỗi tày đình của Thạch phò mã, dù rất thương công chúa nhưng cực chẳng đã vua cha đành “nghiến răng” hạ bút phê chuẩn Quyết định buộc thôi việc đối với chàng rể quý. Vậy là chàng tiều phu lại bìu ríu vợ con trở về vùng rừng xanh, núi đỏ. Đúng vào dịp triều đình ra lệnh đóng cửa rừng nên cung, rìu, búa, nỏ cũng chỉ để Thạch Sanh làm những đồ vật kỷ niệm cho đỡ nhớ một thời oanh liệt.
(HBĐT) - Những năm gần đây, hoạt động liên hoan tất niên khu phố, tất niên xóm khá phổ biến tại các khu dân cư trên địa bàn TP Hòa Bình. Không chỉ là dịp gặp gỡ, tụ họp cuối năm, liên hoan khu phố còn giúp gắn kết cộng đồng, thắt chặt tình cảm láng giếng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở mỗi khu dân cư.
(HBĐT) - Chiều. Nắng sóng sánh như mật. Nắng mùa đông không gay gắt như mùa hạ chỉ đủ làm cho nụ hoa rung rinh cười và chú ong xinh xinh chui từ nhị hoa vừa hé ngó ngó, nghiêng nghiêng rồi chao mình sà sang nụ hoa khác cũng vừa chúm chím nở. Nắng không phải len lỏi trên những cành lá khẳng khiu nhưng vẫn dừng lại nô đùa cùng vài chiếc lá đã nhuốm vàng còn sót lại. Một sự chiu chắt giữa cái hanh khô của mùa đông.
(HBĐT) - Ngày nào cũng vậy, cứ 5h là chị dậy chuẩn bị cho cuộc hành trình vào với học sinh thân yêu. Cuộc hành trình lặp đi, lặp lại đã mấy năm rồi, vậy mà chị không thay đổi. Mọi người đều khuyên chị nên trở về thành phố cho đỡ vất vả lại được gần con nhưng chị không chịu. Đã chót gắn bó với những đứa trẻ vùng xa này rồi, chị không nỡ xa chúng. Sáng chị dậy sớm lo mọi thứ sẵn sàng cho con, rồi dặn dò bà cho cháu ăn để đến lớp, còn chị lên đường. Con đường từ nhà đến trường đã quá quen thuộc, đi đoạn này chị có thể hình dung ra đoạn sau, đến những khúc cua hay những “ổ gà, ổ voi” trên con đường rẽ vào trường. Cứ thế, chị cảm nhận con đường như được rút ngắn hơn, đến với những gương mặt ngây thơ, đôi mắt mở to ngơ ngác như nhanh hơn.
(HBĐT) - Những làng quê xinh đẹp, yên bình, tự trong sâu thẳm ngân ru những thanh âm linh thiêng của núi rừng, khúc thường rang, bộ meẹng tha thiết bên mái nhà sàn nghiêng nghiêng. Một thành phố trẻ trung, tươi mới, náo nhiệt mà không xô bồ, thơ mộng bên dòng Đà Giang xanh trong, mềm mại như suối tóc nàng tiên, nơi “công trình thế kỷ” ngày đêm cung cấp nguồn điện cho cả nước. ấy là tỉnh ta - cửa ngõ của miền Tây Bắc xinh đẹp - nơi đây đã và đang có những bước chuyển mình với diện mạo mới, phát triển, ổn định, xinh đẹp hơn giống như một “nàng tiên đang thức giấc”.