Làng quê giờ đây vừa lạ, vừa quen. Lạ vì diện mạo quê hương như mặc áo mới, còn quen vì sau bao ngày xa cách, trở về nơi đã in dấu bước chân của tuổi thơ trên những con mương, bờ ruộng với bao ký ức đẹp. Miền quê nghèo khó năm xưa nay không còn nữa, thay vào đó là miền quê trù phú, nhà xây san sát đủ kiểu dáng lợp mái ngói đỏ, xanh thật thích mắt.
Trên những cánh đồng dọc đường về làng rộn vang tiếng cười, nói hòa cùng tiếng máy gặt, máy tuốt lúa ngay bên bờ ruộng. Gương mặt người dân thôn quê lấp lánh niềm vui bởi mùa vàng bội thu. Trẻ em đang trong kỳ nghỉ hè cũng ra ruộng giúp bố mẹ, nô đùa, bắt châu chấu, cào cào. Cảnh quê thật đẹp, thật rộn ràng trong những ngày mùa. Nhìn bức tranh quê, tôi cảm nhận được sự no đủ của miền quê yêu dấu. Con đường lầy lội bùn đất trước kia không còn nữa, thay vào đó là đường bê tông khang trang, sạch sẽ chạy dọc từ đầu làng đến cuối làng, luồn lách vào những ngõ nhỏ. Bên cạnh đó là những cột điện bê tông, bóng điện chiếu sáng hai bên đường làng như tô thắm bức tranh nông thôn mới. Cảnh quê thật trù phú. Cánh đồng mẫu lớn trải rộng thẳng cánh cò bay như đến tận chân trời. Vậy là quê hương đã có cuộc "cách mạng” dồn điền, đổi thửa tạo ra cánh đồng mẫu lớn để cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, làm thay đổi cuộc sống của người dân quê tôi. Nghe nói từ khi cấp ủy Đảng, chính quyền vận động người dân dồn đổi ruộng đất đã có không ít ý kiến phản đối. Người dân không đồng thuận, họ nói: "Dồn mới chẳng đổi, liệu có lợi lộc gì không hay sẽ khó khăn trong sản xuất, thâm canh. Đưa máy móc vào có mà "xéo nát” cả ruộng vườn”. Mỗi người một ý bởi họ chưa hiểu cơ giới hóa là gì, thâm canh tăng vụ với cánh đồng mẫu lớn sẽ thuận lợi ra sao…
Giờ đây, từ cuộc cách mạng ấy, người dân tích cực tăng gia sản xuất, áp dụng KHCN vào trồng cấy nhằm tăng năng suất, sản lượng nông nghiệp và người dân quê tôi đã có cuộc sống đủ đầy. Trước đây, cuộc sống khốn khó nên đến tuổi lao động là thanh niên nam nữ lũ lượt rủ nhau rời quê đi làm kinh tế, mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn, vậy mà nghèo khó vẫn đeo bám. Từ ngày quê hương xây dựng nông thôn mới, miền quê đã đổi mới hoàn toàn. Từ đường nội đồng những con mương đều được kiến cố hóa, nước đầy ăm ắp oạp vỗ bờ phản ánh chân thực cuộc sống no đủ của người nông dân. Xưa các cụ ví von "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ruộng vườn có công chăm sóc nhưng không đủ nước tưới, giống lúa không đảm bảo thì làm sao có được những mùa vàng bội thu.
Xây dựng nông thôn mới từ huyện đến xã, làng bản và từng mái ấm gia đình. Giao thông nội đồng được bê tông hóa tạo thuận lợi cho xe ngược xuôi chở những "bao vàng” về phơi. Trước kia vào ngày mùa, nhà nông vất vả, lam lũ gánh gồng nhưng từ khi xây dựng nông thôn mới, giao thông nông thôn được cứng hóa, người dân đầu tư xe máy, công nông phục vụ sản xuất, giảm tối đa sức lao động. Thật tự hào khi người dân đã hiểu xây dựng nông thôn mới là gì, ai là người được hưởng lợi để từ đó thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chung tay, góp sức, biến miền quê khốn khó xưa kia trở thành trù phú.
Về đến nhà, tôi ngạc nhiên bởi sự thay đổi của quê hương. Cô tôi tâm sự: Từ ngày quê mình cùng chung sức xây dựng nông thôn mới, cuộc sống khá lên nhiều. Các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn đồng hành cùng nhà nông, giúp sức, hỗ trợ nông dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu. Con trẻ được đến trường đúng độ tuổi, không bỏ học giữa chừng. Chúng còn đua nhau phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập. Người dân nông thôn được tiếp cận với các loại hình dịch vụ y tế hiện đại. Ngày trước khốn khó trăm bề, đủ ăn là tốt. Người dân "mù” thông tin thì làm sao học hỏi cách làm giàu như bây giờ. Trẻ em được ăn học, vui chơi, được tiếp cận với công nghệ hiện đại. Cuộc sống người dân nông thôn giờ đây như "phố” trong làng.
Đúng là quê hương đã đổi mới. Cuộc sống người dân đổi thay với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Ngày trước cả làng hiếm có chiếc xe máy nào, vậy mà giờ đây ô tô, xe máy đi lại tấp nập. Không còn cảnh phải đun rơm, rạ khói mù mịt ngày nào mà thay vào đó là những chiếc bếp gas gọn gàng, sạch sẽ. Mọi gia đình đều có chuồng trại chăn nuôi riêng biệt và được xử lý chất thải qua bể bioga làm khí đốt, điện thắp sáng. Những ao làng được xây dựng, bài trí sạch sẽ và đẹp. Xung quanh bờ ao trồng cây lấy bóng mát, không khí thật trong lành, mát mẻ chỉ có ở những miền quê. Bức tranh quê thật đẹp đã cho tôi những cảm nhận dịu ngọt như lời bài hát "Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày”.
(HBĐT) - Tháng 5, nắng chói chang đã ngự trị khắp nơi. Bầu trời cao xanh ngắt, ánh sáng trên tán phượng thêm đỏ rực rỡ. Loài hoa gần gũi, thân yêu với tuổi học trò. Hoa chứng kiến giờ phút luyến lưu của bao thế hệ học trò lúc chia tay. Có cuộc chia ly từ khi tóc xanh đến khi có cơ hội gặp nhau tóc đã điểm màu sương.
(HBĐT) - Bà cụ Thiện đang trò chuyện với mấy người thân trong nhà thì chị bán hàng rong buổi sáng cứ thập thò, vẫy cụ ra ngoài cửa. Cụ Thiện bước ra ngoài với thái độ hơi bực, khó chịu: - Lúc nãy mua hàng của chị, tôi đã trả tiền đầy đủ rồi lại còn chuyện gì nữa đây? Chị bán hàng rong sẽ sàng:
(HBĐT) - Tắm xong cơn mưa đầu hè, áo đứa nào cũng lướt thướt, cười ngặt nghẽo vì những trò đùa, rồi đứa nào đứa ấy mất hút vào từng lối mòn, ngôi nhà vắng. Cơn mưa, cơn sốt níu chân tôi với chiếc giường. Một sớm thức dậy nghe bố bảo: “Trường nghỉ học rồi, hôm con ốm là buổi học cuối năm”. Tôi chạy lên đồi, cỏ xanh đã mọc tràn lối đi. Tôi lên sân trường, bao nhiêu hang dế mèn đã xới tung những vạch vôi trắng. Những mái lá lặng thinh trong nắng. 3 tháng nghỉ hè mênh mông, tôi thả hồn vào tiếng ve, thi thoảng nhớ quá lại lên thăm trường gianh tre trên đồi, lục lọi từng ngăn bàn, tìm một thứ gì là dấu ấn của ngày còn đến lớp như: thước kẻ gãy, ngòi bút, mẩu phấn…
(HBĐT) - Tàu sắt trọng tải 25 tấn chở chúng tôi cập bến bản Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc). Bà con người Dao ào ra bến đón chúng tôi, đông nhất là trẻ nhỏ. Các cháu bồng bế, dắt díu nhau cứ sàn sàn như trứng gà, trứng vịt. Cụ Triệu Văn Đờn, 75 tuổi mái đầu bạc phơ nhưng còn rất khỏe. Nắm tay tôi, cụ bảo: “Vào nhà đi”.
(HBĐT) - Nền văn minh lúa nước, mùa vụ, canh tác… là những thuật ngữ trong sách vở giúp tôi hiểu về nông thôn. Thuở bé, giữa nếp nhà giữa miền non cao, đèo dốc, trong gió rừng mát rượi, nghe lời ru của bà, tôi vẫn mơ mơ hồ hồ về quê hương đồng bằng có gốc gác cha ông. Thế là phải đến khi thành một chàng trai, tôi mới khăn gói về đồng bằng, cảm nhận mộc mạc mà sâu lắng của ngàn đời tổ tiên cấy hái, kháng cự và dung hòa với nắng, mưa, trời, đất. Hơi đất ấm phả vào gan bàn chân giúp bước những bước đi tự tin hơn.
(HBĐT) - Tôi xóa tên Hạnh khỏi danh bạ điện thoại. Em đã có người yêu, em gọi là bạn trai, người em chọn, em cảm thấy được che chở. Thế là 091234… dễ nhớ rồi cũng cần phải quên. Hình ảnh thùng rác hiện lên rồi biến mất. Mọi thứ không muốn nghĩ đến đều bay vào biểu tượng đó mà tôi không biết nó nằm ở đâu trong các thư mục.