(HBĐT) - Sinh ra trong một gia đình thuần nông, ông bà đến với nhau sau cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ngày ấy ông là lính chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị năm 1972. Khi rời quân ngũ ông trở về với một cánh tay đã mất. Bà là cô thôn nữ liền đem lòng yêu anh lính. Tình yêu của họ cũng đơn sơ, giản dị, mộc mạc như cái tên của ông bà. Ông Binh, bà Nết.


Họ cưới nhau được 3 tháng thì bà mang thai đứa con đầu lòng được 7 tháng chưa kịp chào đời thì đã bị hỏng, bà buồn lắm, ông động viên bà còn trẻ mà. Và sau đó bà lại mang thai lần hai, lần này thì mẹ tròn, con vuông, khỏi phải nói hai bên gia đình vui đến cỡ nào, đứa bé gái sinh ra bụ bẫm đủ chân, đủ tay, mặt mày xinh xắn. Vậy mà càng lớn hình hài của nó càng khác đi, chân tay co quắp, miệng thì méo sệch, mãi đến 3 tuổi khó khăn lắm mới phát âm được từ bố, mẹ. Mang con đi bệnh viện khám, khi nhận kết quả. Ông bà đứng sững như trời trồng khi phát hiện ra Hằng bị nhiễm chất độc da cam từ bố. Ông bà buồn lắm thôi cố gắng nuôi mụn con gái lên người.

Năm tháng trôi qua, trái gió, trở trời, vết thương trên người cùng với cánh tay phải bị mất, nó làm sức khỏe của ông yếu đi và đau đớn liên miên nhưng những vết đau này không là gì so với những gì đứa con gái của ông phải chịu từ di chứng của ông mang lại đó là chất độc da cam.

Hàng ngày, mọi sinh hoạt của Hằng, ông bà đều phải hỗ trợ. May được chính quyền trao tặng chiếc xe lăn và đó là phương tiện duy nhất để Hằng được bố mẹ bế lên xe ngồi để ra ngoài nhìn thấy ánh mặt trời. Đứa con gái hơn 40 tuổi rồi mà không khác gì đứa trẻ lên 5.

Ngồi nhìn đứa con gái mà lòng ông bà quặn thắt, không biết rồi mai đây, khi ông bà không còn nữa thì cuộc đời của Hằng sẽ ra sao? Câu hỏi cứ dẫy lên trong đầu của ông Binh và ông ước sao vợ chồng ông được sống lâu và có sức khỏe để chăm sóc đứa con do nỗi đau chất độc da cam để lại.

Chiến tranh đã qua đi, nhưng vết thương trên mình, cùng mụn con còn đó, nỗi đau này nó cứ bám theo ông, theo gia đình ông làm cho gương mặt ông hằn sâu những nếp nhăn của năm tháng, nếp nhăn của nỗi đau, nếp nhăn của một thời chiến tranh đi qua và hơn thế nữa, nỗi đau của đứa con gái ông mà hàng ngày ông phải đối mặt đó là nỗi đau mang tên chất độc da cam/dioxin.


                                                                                     Lê Nhung

Các tin khác


Đom đóm và hoa gạo

Tản văn của Đức Dũng


Chuyện của nắng mưa

Nắng sớm, mưa chiều là câu cửa miệng của cư dân miền nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Nói rộng ra là thế, còn nhìn gần, hình như nó giống với câu chuyện của một ngày mùa hạ. Đầu ngày là nắng đổ gay gắt và cuối ngày đong đầy những giọt mưa.

Bước đi từ hoa cỏ

Mùa Xuân bao giờ cũng cho tôi một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Tôi đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm, cằn cỗi hôm nào bỗng hào hứng bằng muôn thứ hoa cỏ lạ. Hóa ra, mình đã trách nhầm những cơn gió mùa, trách nhầm mưa phùn giá rét vì trong sự u ám, rét mướt đó đã có bao hạt mầm tha hương đến đây. Những hoang dại không tên làm nên lối đi đầy xúc cảm.

Khoảnh khắc mùa Xuân

Đi qua mùa Đông lạnh giá, bầu trời bước vào những ngày Xuân ấm áp. Cánh cửa mùa Xuân mở ra vẫy gọi vạn vật đua sắc, khoe hương. Những vết tích của một mùa khắc nghiệt trong năm dần được thay thế bằng màu xanh lộc biếc, bằng rộn rã tiếng chim gọi bầy. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng, ấm áp. Cả đất trời như dệt gấm, thêu hoa rực rỡ. Còn khoảnh khắc nào đẹp hơn khoảnh khắc của mùa Xuân, khi mọi vật sinh sôi, sức sống tràn trề, khi cây cỏ đều được bừng thức như nhận ra sứ mệnh của mình.

Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục