(HBĐT) - Ở lạnh mà cứ phải nhen được lửa lên bằng những mẩu gỗ nhom nhem bằng những chiếc lá bàng, bằng những tờ báo cũ cũng được, lửa làm bàn tay ấm dần. "Không có lửa làm sao có khói”, không có khói thì lam sao đôi mắt được cay xè nhớ về ký ức.


Bà tôi bảo, lửa là ông bụt của con nhà nghèo. Tôi cự lại: Sao bụt vẫn làm cháy trụi những mái tranh nghèo xơ xác mùa khô nỏ. Nhưng mà không có lửa làm sao những mùa đông ấy chị em tôi đến trường, làm sao lên đồi kiếm củi, làm sao bố tôi đi cấy, bắt cá cóng.

Ngày đầu đến trường vào mùa đông, qua quèn đất nhô cao, tôi đã gặp thằng Lì, người cũng như tên, mặc phong phanh áo cánh và đang phồng mồm thổi lửa. Răng tôi đánh vào nhau cầm cập, cặp sách mất quai từ thời chị tư tưởng như sắp rơi xuống đất. Nó nhìn áo len đã sờn hết lông tuyết của tôi và bảo:

- Thách mày đi học được cũng chi đến được chỗ này như tao thôi.

Tôi nhìn sương mù trắng lối, cách vài mét còn không rõ mặt người. Sương pha muối cứ nhằm kẽ da mà rắc vào, buốt thấu xương, bắp cải, su hào nhà thằng Lì còn không lớn nổi. Nhưng ngày đó, thằng Lì đã nhầm tôi vẫn bước vào sương mù mà qua bao cấp học nhưng đâu thể làm được thế nếu thiếu ngọn lửa của nó.

Mươi năm sau, tôi ngồi trong ca bin xe ấm cúng, ngược sương muối về ngóng hoa đào đang nở. Từ cái áo ấm đến cái áo ấm mắc tiền, đôi găng tay, đến luồng gió ấm từ cái máy điều hòa hai chiều, tất cả đã gột sạch của tôi những nhếch nhác và bụi bặm. Cậu lái xe lễ phép cứ hì hục mãi, cuối cùng bằng đôi mắt như có lỗi cũng phải thú nhận là chiếc xe tự dưng dở chứng giữa chỗ đồng không mông quạnh này.

Tôi xuống xe, sương mù hò nhau vây lấy tôi, tôi lại gần đống lửa của bà cụ bán quán nước ngày đây kia thôi. Nào là bã mía, lá khô, rơm, rác, vài ba khúc gỗ còn vương màu sơn xanh của những khung cửa sổ một thời. Trong khói lem nhem, cụ nhìn tôi nhòe đi, khói suốt một đời làm cụ càng nhìn càng nhòe hơn, mắt nhòe khiến cụ tin những đứa trẻ như tôi đã thành "ông”, "bà”, "bác” trong cách cụ gọi, cái dáng thất thểu của tôi thành sang trọng. Tôi thì cứ chần chừ, cái áo dạ vợ tôi mua trong chuyến công tác nước ngoài chưa một lần cùng tôi tha thẩn nơi bụi bặm. Cái áo bằng cả tháng lương cô ấy, tôi chột dạ nghĩ đến cách mà những người phụ nữ xót xa giữ của. Tôi đến bên ngọn lửa bằng từng bước lừng khừng và nặng nề như thế, dẫu răng môi cũng sắp đánh vào nhau cầm cập. Ngày xưa ào đến bên đống lửa của thằng Lì, nó bảo người ăn xin cũng có lửa vì lửa đâu phải xin, lửa bình đẳng cháy đượm và sưởi ấm, buôn lửa thì không bao giờ có lãi. Giờ ngồi được xuống bên đống lửa lại thấy khoảng cách với bà cụ xa xôi đến vô cùng. Tôi cũng chỉ là đứa trẻ con vùng này, tầm tuổi một đứa cháu bà không hơn, không kém. Bà nhìn tôi rồi nhìn khói, bà không nói hay bà đang chìm sâu vào những ký ức trong những năm tháng cuối đời. Chỉ một tầm với tay tôi là rổ khoai bốc khói, là chén trà xanh nóng hổi, là khói lửa, than hồng, là tôi của một thời. Bỗng tiếng cậu lái xe gọi phía sau, xe sửa nhanh qua lại ca bin buồng kính, hơi ấm của điều hòa, hình như tôi vừa qua một giấc mơ.

Cậu lái xe từ bữa sau kiếm được cách gì đó để khử mùi oi khói trên xe tôi. Nếu có lần nào đó cậu nhìn vào gương hậu sẽ biết tôi thoáng buồn khi ngắm ra những con đường bên cánh đồng đã sạch bong không còn chút rạ, rơm, đôi mắt không bắt gặp một ánh lửa mùa đông và nơi đây không còn vương mùi khói của một lần mà chút nữa tôi đã về với khói và lửa của một thời ký ức.

B.V.P

(Tổ 4, P.Thịnh Lang, TP Hòa Bình)


Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trung thu năm ấy

(HBĐT) - Trung thu năm ấy trùng với ngày nghỉ cuối tuần. Bố bảo Trang: Ngày mai bố đưa mấy mẹ con về ngoại, cho các con đón một cái Tết Trung thu ở quê. Lâu lắm rồi mình cũng không về bà.

Cua đồng mùa gặt

(HBĐT) - Đến nhà vợ chồng người bạn chơi trong một chiều mùa thu trời khá oi bức, nắng bên ngoài dường như còn níu kéo khoảng trời mùa hạ, rát bỏng như độ giữa mùa. Mải mê, luyên thuyên chuyện trò quên khoắng là đã đến giờ trưa. Vợ bạn từ trong bếp vọng ra "Anh cứ ở lại ăn cơm với nhà em, chẳng mấy khi”. Cũng muốn từ chối nhưng không nỡ, sợ vợ chồng bạn nghĩ khách sáo. Thôi thì ở lại dùng bữa cơm vậy! ý nghĩ vừa mới thoáng chạy qua đầu thì bạn lại chêm vào "ở lại ăn cơm với nhà tao, hôm nay có món canh cua đồng tuyệt hảo đấy!”.

Chuyện đầu làng-cuối phố: Muôn nẻo... nghề nghiệp

(HBĐT) - Quán nước chè đầu khu phố X. dạo này đang râm ran chuyện cháu A. con nhà chú X. đi học nghề sửa xe ô tô ở Bắc Ninh. Chuyện lạ… vì trước đây, khu này, các cháu đều lần lượt vào hết đại học, cùng lắm là cao đẳng chứ mấy ai lại chủ động đi học nghề. Gì cũng phải trượt đại học mấy bận mới đi học kiểu đó. ông Miễn, hiện đang có 2 con sắp tốt nghiệp đại học là người lên tiếng trước. Phả khói thuốc lào ra đằng mũi một cách điệu nghệ, ông phán:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục