Anh M., người có vai vế ở huyện nọ đang bấn lên chuyện con gái thứ hai, sau khi tốt nghiệp đại học nhất quyết không theo sự sắp đặt của anh. Mệt quá. Gặp ở quán cà phê anh lầm bầm:
- Không thể hiểu được ông à. Có chỗ nhận rồi thế mà nhất quyết đây đẩy "Con làm công ty ngoài thôi. Vào Nhà nước lương ba cọc ba đồng. Biết lúc nào vào biên chế”. Đã thế còn lý luận: "Làm đâu cũng được, miễn thu nhập ổn định, công việc lương thiện là được… Như anh con có sao, vẫn đàng hoàng, vẫn đóng góp cho quê hương, đất nước mà bố”… Nói xong nó còn cười rinh rích. Thế có bực không?
Nhà anh có điều kiện về nhiều mặt. 2 đứa con họctốt, giỏi ngoại ngữ. Thi đại học toàn đỗ vào trường tốp trên của Hà Nội. Ra trường, thằng lớn thi vào một công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc. Thu nhập khá, nhưng làm việc căng như dây đàn. Guồng quay công việc không thể như các công ty nước mình. Nhiều hôm con về, thấy gầy, anh nhắc con ăn uống, nghỉ ngơi cho hợp lý. Đấy, kiếm được lương khá đâu có dễ. Nên khi con gái "đầu quân” cho một công ty chuyên sản xuất phần mềm "gêm” ở Hà Nội, anh giãy nảy lên. Là con gái nên ổn định, còn chồng con chứ. Bay nhảy mãi sao được. Tuy về quê, lương thấp nhưng gần nhà. Cơm nhà mẹ nấu, thu nhập có thấp nhưng không phải thuê nhà…
Nghe bố mẹ nói thế, nó cũng chẳng vừa, "phản pháo” đại loại như: Giờ thế giới phẳng. Ở Việt Nam, bạn con còn làm bên Sing-ga-por, Thái Lan… Đi - về là chuyện thường. Không thì cũng Hà Nội - Sài Gòn. Mình cứ "ru rú” quan điểm cứ phải ở quê mới cống hiến, mới "yêu quê hương, đất nước”. Giờ phải cởi mở về quan điểm… Mà bọn con còn muốn có điều kiện để học thêm sinh ngữ Nhật, Hàn. Như ở quê mình, muốn học nâng cao tiếng Anh cũng chẳng có chỗ nào mà học. Đấy, bố mẹ thấy con nói thế là đúng chứ. Anh chị "xạc” cho một trận theo kiểu "vớt vát”: Đến lúc tỉnh đòn mới biết bố mẹ nói đúng. Cứ bay nhảy cho chán đi…
Nghe anh bạn nói với nhiều nỗi niềm như vậy, anh cũng có thể hiểu được tâm trạng. Lòng vả cũng như lòng sung. Nước mắt chảy xuôi, thương con mà can vậy. Nhưng chắc mình không hiểu hết chúng nó nghĩ gì đâu. Mỗi thời mỗi khác. Thời chúng ta, cứ phải vào Nhà nước mới yên tâm. Nhà nước "bao bọc” đến lúc về hưu. Giỏi, khá, kém, dở cũng không khác nhau mấy. Nay thời thế khác rồi. Chúng nó không nghĩ giống mình đâu ông ơi. Câu chuyện đưa đi, đẩy lại cũng chỉ đại loại thế. Đầu tiên chúng ta phải tôn trọng ý tưởng chúng nó, thứ nữa cũng nên "đổi mới” tư duy không thì lạc hậu đấy… Sao cứ phải mãi "con đường” lập nghiệp: hết phổ thông, vào đại học, ra trường cố sống cố chết vào biên chế… Đấy như mấy cháu hàng xóm, năm vừa rồi không đăng ký thi đại học mà chuyên tâm vào học tiếng Nhật, tiếng Hàn để đi xuất khẩu lao động. Đời người có bao nhiêu con đường để đi, để phấn đấu mà, đâu cứ phải một con đường duy nhất vào đời. Nghe những câu chuyện đó, anh M. có vẻ nguôi nguôi đôi chút. Rồi anh "chốt”: Biết vậy nhưng vẫn cứ tà tà xem chúng nó "trụ” được không. Hy vọng mọi chuyện tốt đẹp.
Bùi Huy
(HBĐT) - Tạm biệt mùa thu, tôi về lại mùa đông. Nghe rét mướt, gió luồn qua khe cửa. Thuở đói nghèo, bên mâm cơm chiều muộn, ánh đèn dầu vụt tắt, còn lại bóng tối lặng thinh. Thương mẹ cha, thương những phận người nghèo khó, thương quê nhà, mỗi độ đông sang muôn vàn nỗi sợ. Nằm chắp tay lên trán, lòng tự hỏi bao giờ mới hết mùa đông?
(HBĐT) - Những tháng ngày mùa thu rồi cũng trôi qua, tựa như một cơn gió thoảng. Mùa đông cũng vừa chạm như một nỗi nhớ da diết, bên thềm phố mây đã phủ trắng khắp trời.
(HBĐT)-Ngày Hoài Thương, cô sinh viên mới tốt nghiệp đại học gặp anh Minh Sẻn đúng vào hôm nhóm tác giả trẻ gặp nhau ở quán "Dặm đường xa”. Anh ấy là khách mời riêng của nhóm trưởng. Nghe như giới thiệu thì đây là một con người đa năng ở miền sơn cước này. Đám viết lách mới ra trường mà nghe danh cũng xanh cả mắt. Nghe đâu là thành viên của gần chục hội nghề nghiệp, có đủ các loại thẻ.