(HBĐT) - Cứ đến độ này, anh H. lại thấy mẹ - một bà giáo già về hưu thật vui, sôi nổi hơn dạo trước. Người già hay sống bằng hoài niệm hay sao ấy… Ngăn kệ của bà cơ man là thư, bưu thiếp, hoa khô ép của các thế hệ học trò… được sắp xếp lại. Có lần nắng to, bà mang những kỷ vật ẩm mốc lên tầng thượng hong nắng. Sợ gió thổi bay, bà ngồi ở hiên che, chờ hàng tiếng đồng hồ… Bao lần cả nhà được mẹ khoe, kể về những học trò, những câu chuyện cũ… Nhiều đến nỗi, bố anh, người đàn ông ít nói nhất nhà phải gàn: "Bà để các con, các cháu nghỉ ngơi tý đi…”. Anh lại phải can để nghe hết các câu chuyện của mẹ. Tuổi già mà…

Có câu chuyện chị H, học trò của mẹ nhà hoàn cảnh khó khăn, suốt ngày chợ búa bán rau cùng mẹ. Khi nhà khá giả lên chút, lại "đu” theo bạn bè con nhà có điều kiện nay điểm này, mai điểm kia chơi. Học hành bê trễ. May điều chỉnh kịp, không thì... Hôm mẹ con chị đến chào để đi học chuyên nghiệp, anh thấy mẹ vui quá. Chị kia không quần áo te tua như trước, tóc tai cũng gọn hơn. Hôm đó, kèm theo những trái bưởi hồng đào, hình như còn có 1 cái phong bì nhỏ. Mẹ và mẹ con chị cứ đùn đẩy. Nhưng mẹ đã quyết: Tôi không đồng ý. Chị không cầm về, lần sau đến tôi không gặp đâu… Lần đấy, hình như anh có đùa một câu khiến mẹ giận và anh ân hận đến bây giờ: "Mẹ thế thì bao giờ nhà mình giàu được”. Mẹ nghiêm giọng: "Học sinh của mẹ, con phải hiểu… Lương tâm mẹ không cho phép. Bao năm bố mẹ nuôi các con ăn học đầy đủ nên người, đâu phải nhờ những món quà do ai đó biếu tặng”.

Chuyện kể của bà về thầy cô, về những ngày 20/11 trước đây thật dài. Bà nói: Ôi, ngày đó ở nông thôn có nhiều hoa hoét như bây giờ đâu. Trước ngày lễ, cả nhóm bạn lên đồi, lên rừng tìm kiếm hoa dại. Nhớ cả lần mấy bạn trai trèo mãi mới đến lấy được mấy cành hoa trà rừng, trắng tinh. Đến lớp, mỗi bông hoa chỉ còn rớt lại một vài cánh. Tặng cô, cô rơm rớm nước mắt. Còn các bạn xóm khác tặng những bó hoa mào gà đỏ chót, hay bó hoa đồng thảo còn vương mùi bùn đất ngai ngái… Chỉ buồn cười mấy bạn nam ngồi dưới cứ suýt xoa cái chân bị trầy chút do sơ suất lúc hái cành. Thế đấy, bao năm rồi mà mẹ không quên được chuyện ấy. Mấy tháng sau, đến nhà cô chơi, bàn làm việc giản dị của cô có thêm lọ hoa. Những bông hoa các tổ tặng cô dịp trước, được cô khéo léo, chế, ép khô… Tuy không còn rực rỡ, nhưng những cánh hoa rừng, hoa đồng thảo vẫn như có hồn, lung linh…

Rồi cũng có lúc anh thấy bà tâm trạng. Về hưu nhưng bà không tách rời với các thông tin về ngành, về xã hội. Có lần bà hồ hởi nói chuyện về học sinh nước nhà đoạt giải quốc tế; chuyện học sinh tỉnh nhà đoạt giải quốc gia; nhiều nơi vùng sâu, vùng cao có trường đạt chuẩn quốc gia. Nhưng cũng có lần anh thấy bà buồn, khẽ thở dài. Ngành giáo dục cũng có nhiều chuyện không vui. Chuyện bảo mẫu đánh học trò, chuyện tỉnh nọ, tỉnh kia cán bộ ngành sa vào vòng lao lý vì liên quan đến thi cử… Anh chỉ có thể an ủi bà bằng những câu chung chung, đại loại như: Không phải ai cũng thế, "con sâu làm rầu nồi canh” thôi. Còn bao người vô tư, trong sáng, tâm huyết vì sự nghiệp "trồng người”. Biết là nói vậy, biết là bà buồn, nhưng anh cũng thấy ấm lòng khi chiều nay, bà tươi cười trở lại, vui cười đón mấy đồng nghiệp đến chơi. Câu chuyện tinh khôi, ngời sáng một thuở ngày nào được dịp kể lại. Ai cũng già rồi mà trong đôi mắt lại lấp lánh sự trẻ trung, thánh thiện như một thời xa. Thời mà mối quan hệ thầy trò, tình đồng nghiệp còn trong sáng đến tận cùng. Bó hoa đồng thảo, bó hoa rừng tươi nguyên một thời vẫn khiến bà vui mừng đến tận hôm nay cùng sự trải nghiệm của cuộc sống đương thời. Anh biết bà và các đồng nghiệp đang hạnh phúc thực sự. Anh cũng mong mình có được những giây phút tuyệt vời đó.

Bùi Huy


Các tin khác


"Người ấy" trên mạng..., may quá !

(HBĐT) - Mấy bữa nay chị HH. thấy lòng mình lâng lâng lạ. Chưa bao giờ thế. Như thấy tuổi trẻ, như thấy mùa xuân trở lại, dù năm nay cũng cập U50 rồi. Đôi khi vừa tắm, chị hát một mình vu vơ mấy câu tình ca. Nhiều khi đi chợ bảo mua mớ cua nấu bát canh riêu cho con cún, lúc về lại tha mớ cá rô. Lại cười rũ. Ông chồng lầm bầm: "Sao thế, hâm à”? Chị sầm mặt. Bậm bạch bước vào buồng dỗi dằn. Vâng, tôi hâm mới lấy anh. Chả bao giờ được một câu khen ga-lăng… Cứ như khúc gỗ ấy… Đấy, chị vào mạng rồi. Nhìn ra cửa, không thấy ai, chị vào trang của "chàng”. Tim chị đập rộn ràng, như tan chảy. Một loạt tin nhắn của "ấy” từ đêm qua đây rồi: Một đêm quá dài vì không có tin nhắn của em… Muốn tặng em đóa hoa bên cửa sổ nhà anh… Mơ được nắm bàn tay ngọc ngà của em… Đi nửa cuộc đời mới gặp em… Duyên kỳ lạ. Mơ ngày gặp gỡ…

Ngày không có nắng vàng

(HBĐT)-Ngày Hoài Thương, cô sinh viên mới tốt nghiệp đại học gặp anh Minh Sẻn đúng vào hôm nhóm tác giả trẻ gặp nhau ở quán "Dặm đường xa”. Anh ấy là khách mời riêng của nhóm trưởng. Nghe như giới thiệu thì đây là một con người đa năng ở miền sơn cước này. Đám viết lách mới ra trường mà nghe danh cũng xanh cả mắt. Nghe đâu là thành viên của gần chục hội nghề nghiệp, có đủ các loại thẻ.

Bây giờ đã cuối mùa thu

(HBĐT) - Người phương Đông thường ngại cắt nghĩa về thời gian. Không hẳn vì kiêng hèm sự mai một mà bởi thẳm sâu trong tâm thức, không ai muốn khuấy động dòng chảy miên man đó: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng/Một mình lạt thuở ba đông/Lâm tuyền ai rặng già làm khách/Tài đống lương cao ắt cả dùng. (Tùng - Nguyễn Trãi)

Ước vọng trăng rằm

(HBĐT) - Mỗi năm chu kỳ có mười hai lần trăng rằm nhưng hình như thiên nhiên tạo hóa đã tặng cho đêm rằm trung thu tháng tám là vầng trăng tròn vành vạnh nhất, sáng nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục