(HBĐT) -Vừa cất lời hỏi thăm nhà chị Th, bà bán nước đầu ngõ đã lắc đầu nguây nguẩy: "Các anh chị không gặp được chị kia đâu. Nhất là mấy anh kia đẹp trai như thế”. Rồi bà cười ra chiều bí hiểm.


Thôi cứ ghé vào đây làm chén nước đã. Là bạn bè cũ, sau 10 năm ra trường, nay mọi người họp bàn sẽ tổ chức gặp mặt. Các gương mặt đã có thông tin hết, riêng bạn Th thì mãi mới dò ra. Chà, cùng một địa bàn, sao bạn lại mất tăm như viên đá ném xuống hồ vậy. Ngày xưa, Th nổi bật nhất nhóm các bạn gái đấy chứ. Xinh, hiền, duyên dáng, tốt tính. Bao bạn trai học cùng trường, cùng lớp để ý. Nhiều "cánh thư” được gửi tới nhưng Th không hồi âm bất cứ ai. Thế mà đùng một cái, sau khi ra trường, Th "rẽ ngang” lấy anh M ở lớp trên. Nghe nói nhà anh ấy cũng khá giả, còn anh cũng hiền lành, ít nói, lầm lì… nhưng nghe nói tính khí cũng kỳ cục. Chả thế mà hôm đám cưới, thấy Th ngồi quá lâu với nhóm bạn cùng lớp, anh ta chẳng sầm mặt, đùng đùng lôi cô đứng lên trước ánh mắt ngỡ ngàng của bạn bè. Sau đó, là chặng đường 10 năm vắng bặt tin của Th. May mà thế nào có bạn tìm được số điện thoại của Th. Thỉnh thoảng, vài người bạn thân nhất của Th đưa tin "Th đã có 2 con, nhưng gặp khó quá”… Nghe thủng câu chuyện của nhóm bạn của Th, bà bán nước góp đôi lời: "Thương cái Th. Đi làm về là lủi thủi trong nhà cơm nước, chồng con. Từ ngày nó về làm dâu ở đây, lần thứ 2 tôi thấy có bạn bè cũ đến tìm đấy. Cái thằng chồng nó kỳ quá… Cứ giữ vợ chằm chặp. Chẳng cho vợ đi giao lưu, hay đi đâu đi đó gì cả. Mà nghe nói còn quản cả điện thoại của cô ấy nữa đấy. Tuy vậy, các cháu vẫn cứ vào nhà gặp nó xem thế nào… Bao năm bạn bè mới gặp nhau, biết đâu chồng nó gật đầu. Nhưng các cháu nên gọi điện trước”. Ừ cũng là một kế hay. Reng…Reng…Đầu dây kia bắt máy. Tiếng cái Th chúng mày ạ. "Bọn mình lớp 12 A đây… cậu khỏe chứ…Ngày kia lớp mình hội lớp. Bọn mình đang ở đầu ngõ đây, cậu ra đây”. Tiếng Th hoảng hốt, lập bập, thì thào: "Xin lỗi, mình không đi được đâu. Bao năm mình không đi đâu được. Chồng mình… Chồng mình…”. Th không nói nữa, loáng thoáng trong máy có tiếng "Ai cho cô tự tiện nghe máy…”. Tắt phụt. Bà bán nước thở dài: "Các cháu thấy chưa, khổ thân cho nó. Bị quản thúc như tù thế, sống sao nổi. Mà nó có phải đứa hư hỏng, lẳng lơ đâu mà chồng nó quản chặt thế không biết...". Cả đám lắc đầu nhìn nhau, buồn buồn. Biết làm sao được. Lớp có 42 người... Số người vắng rất ít, chắc chắn trong đó có Th. Sao phải vậy Th... Tuy nhiên, cả nhóm vẫn hy vọng từ nay đến hôm gặp mặt, chồng Th "đổi tính" gật đầu cho bạn ấy đi. Còn không, lớp mình vẫn không bỏ bạn ấy, vẫn phải quan tâm và phải đến tận nhà. Kệ "lão ấy" nghĩ gì thì nghĩ. Chúng mình là bạn bè, không bỏ nhau được. Hay là chúng mình "đột nhập" đến nhà, trò chuyện thẳng thắn với Th và chồng. Biết đâu, biết đâu... Mà bạn Th nữa… Sao phải cam chịu như vậy nhỉ? Mình có làm gì sai phạm mà phải "phục tùng” lão ấy như cái máy vậy… Từ đầu, một bạn gái giờ mới lên tiếng: Biết chuyện của Th, giờ mình mới thấy anh trai mình vẫn "sướng”. Cả đám nhao nhao: "Sao thế, sao thế…”. "Vì bị vợ quản như kèm kem đấy thôi… Nhưng vì anh mình một thời cờ bạc, linh tinh chuyện chị em. Chị ấy không làm thế thì mất chồng, con mất bố. Nhưng chị ấy cũng khôn và biết điều, nếu việc gì chị ấy "điều tra” là anh tớ đi chính đáng thì chị ấy sẵn sàng đi "áp tải” anh hoặc giao nhiệm vụ cho người khác giám sát. Chứ chị ấy lại chưa bao giờ để anh mình mất mặt với gia đình, họ hàng bạn bè như vợ chồng cái Th lớp mình… Đời lắm cái oái ăm thật. Khổ không phải vì thiếu vật chất, mà còn khổ bởi những "luật lệ” cho vợ hoặc chồng áp đặt cho nhau?!". Thấy bạn "triết lý” mà cả đám đều gật đầu đánh rụp.

Bùi Huy

Các tin khác


Tháng 5 hoa phượng đỏ

(HBĐT) - Khi tiếng chim tu hú trên đồi gọi bày, tiếng ve sầu râm ran trên các ngọn cây là những cánh phượng nở đỏ rực trời tháng 5. Hoa phượng nở đỏ nhắc cô cậu học trò khắc phục cái oi bức để học tập, hoàn thành kết quả của 1 năm học. Trừ những học trò lười còn tất cả đều chăm chỉ, lo lắng cho những năm tháng đèn sách của mình. Cháu Quang thằng cháu nội của tôi, năm nay có những bước đi rõ nét. Đặt ra chương trình ôn tập, bố trí giờ giấc, không để bố mẹ phải nhắc nhở.

Nghe mưa đầu mùa Tản văn của Bùi Việt Phương

(HBĐT) - Sớm nay, trong cái vắng tanh của con ngõ, người xóm tôi đi vắng từ rằm tháng Giêng, tôi gõ nhẹ vào cái hộp gỗ đựng trà, nghe tiếng rỗng không. Cuối tháng 3 âm lịch, còn một ít xuân, tôi đứng dậy pha trà, ấm trà cuối của một niềm xưa cũ.

Hoa đỏ dong riềng

(HBĐT) - Lâu lắm rồi, hôm nay, tôi có dịp trở lại vùng đất năm xưa về công tác. Thế mà đã tròn 50 năm, vùng đất đổi thay. Con đường được trải nhựa, bê tông. Qua suối đã có cầu, con trẻ đi học đến trường đứa đi bộ, đứa xe đạp ríu rít nói cười. Nhìn bọn trẻ mới biết đồng đất này đã qua cái đận đói nghèo, giáp hạt. Xóm làng đổi thay, đồi cao bạt ngàn hoa dong riềng đang phất phơ trong nắng, gió tháng tư. Tháng tư về, đồi dong riềng xanh um cao vút, hoa dong riềng lay bay trước gió một màu sắc đỏ, sắc vàng.

Thân thương sách cũ

(HBĐT) - Tôi vẫn thường nghĩ chẳng phải cái gì cũ cũng không còn giá trị. Điều đó tùy thuộc vào thói quen, nhận thức của mỗi người. Như những cuốn sách cũ - những người bạn tôi vẫn hằng kiếm tìm, trân quý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục