Nghỉ hè rồi... Tuân - cậu bé 12 tuổi thấy lòng lâng lâng vui, khó nói thành lời. Tiếng ve ran ngoài vườn càng khiến cậu muốn ngân lên một vài câu hát về mùa hè. Hè về rồi… Hè về… được nghỉ ngơi, thư giãn cho bõ 1 năm học hành, thi cử căng thẳng. Bên cạnh phần thưởng của bố, mẹ là một chuyến đi biển, bộ truyện "Tý quậy” hấp dẫn, bộ quần áo thể thao in hình thần tượng Đa-vít bách-căm, cậu còn được được mẹ hứa sẽ cho về quê ngoại chơi. Điều mà 3 năm nay chưa thực hiện được.

Về quê ngoại… Lần về đó sao đáng nhớ quá. Mảnh vườn của ông ngoại nhiều vải, chuối, mít, chanh, cam. Những chiếc lồng chim treo trước hiên nhà và các buổi ra đồng bắt châu chấu cùng các bạn mới quen. Mỗi sáng tỉnh giấc, được nghe chim hót líu lo mà thích. Rồi vào vườn thăm mít, chuối chín. Cảm giác búng mít sao hồi hộp quá, lúc nào mà nghe "bụp bụp” thì thôi rồi. Đi lội suối bắt tôm cùng bác và buổi chiều thả diều trên đồng bãi... Lần về đó, ông cho hẳn một chú sáo chân đỏ, mỏ vàng đã biết huýt sáo nhưng vì sợ không nuôi được nên "gửi” lại anh nuôi giúp. Không biết giờ chú sáo ấy thế nào? Bố nó thì bảo: "Cho về 15 ngày... Thoải mái với ruộng vườn, nhưng chơi cho an toàn. Tháng sau mới tính chuyện học thêm, học nếm nhé”. Thế thì còn gì bằng.


Tuổi thơ mùa hè. C.B (ST)

Đang suy nghĩ miên man thì thằng Năm bạn cùng phố đến. Biết Tuân đang vui, nó thủng thẳng: Sướng nhỉ, được "xả láng” sau 1 năm học vất vả... Chỉ có tớ là chán”. "Sao thế?”. Thằng Năm dài giọng: Hừ... hừ... lại học. Mẹ tớ bảo chỉ cho nghỉ một tuần thôi, sau đó phải tham gia một vài chương trình do mẹ sắp đặt. Mặc dù tiếng Anh của tớ cũng ổn, nhưng nghe nói có 1 trung tâm có "thầy cô Tây” trực tiếp giảng dạy, mẹ bắt mình tham gia 1 khóa. Rồi còn phải học thêm "món” nhạc lý - ghi ta, lớp cờ vua nữa. Mẹ tớ bảo: Muốn làm công dân toàn cầu không, muốn đi học ở Ha-vợt không thì phải cố mà học. Rồi mẹ tớ còn bảo phải theo được các khóa "kỹ năng sống”, "kỹ năng mềm” gì đó… không nhớ được. Tưởng rằng nghỉ hè phải được nghỉ mút mùa, đằng này… Tớ thì biết gì đến Ha-vợt, Ha-oai…

Thấy cậu bạn buồn buồn, Tuân hỏi thêm như muốn giúp bạn có thêm đồng minh: Thế bố cậu thế nào, cũng đồng ý à. Năm trề môi, lắc lắc đầu khiến cặp kính suýt rơi: Ôi giời, bố tớ có can chứ. Can kịch liệt, nhưng mẹ tớ vẫn khăng khăng: "Tôi có tiền, tôi đầu tư… Sau này nó thành "ông nọ, bà kia” lại chả phải cám ơn tôi sáng suốt, nhìn xa trông rộng. Mà các lớp tôi đã đăng ký và đóng tiền rồi đó”. Bố tớ can: Gì thì gì cũng phải để con nghỉ ngơi chút chứ, ai đời vừa hết năm học đã "hành xác” nó thế. Thế thì tôi kệ nhé… Thế là hết cách… Chưa hết, em gái tớ chuẩn bị vào lớp 1 cũng bị mẹ "ép” hết hè phải biết chữ, biết làm toán. Đã có lớp mở rồi…

Thấy bạn thở dài, Tuân chỉ còn biết vỗ về bạn như an ủi. Nhưng cậu vẫn vớt vát, hy vọng: Để tớ nói với mẹ cậu xem thế nào nhé. Cậu về quê chơi cùng tớ vài hôm… Học sau một chút. Vì hè còn dài mà. Biết đâu mẹ cậu thay đổi… Biết đâu nhỉ?


Bùi Huy


Các tin khác


Ký ức xanh của bà

(HBĐT) - Đến thăm gia đình người bạn học cũ. Ngày nghỉ, bạn và đám con cháu đang ngồi chơi cùng người mẹ già dưới vòm lá xanh mát trong vườn. Khung cảnh thật thanh bình. Nghe cả tiếng chim lích chích sau những tán lá. Chào, bà không còn nhận ra là ai nữa, dù sức vóc chưa đến nỗi, chỉ tội phải chống gậy… Một thời dọc ngang các phiên chợ quê buôn bán, làm ăn, gây dựng gia đình, giờ già, bé nhỏ, lặng lẽ bâng quơ nhìn mây, nhìn trời cùng đám con cháu túm tụm trong vườn. Người bạn đỡ lời: May quá bạn à, mới bị lẫn nhẹ thôi. Như nhầm đứa con nọ ra đứa con kia, còn mọi sinh hoạt bà vẫn chủ động bình thường. Nói là quên vậy nhưng bà nhớ bao chuyện ngày xưa, mới tinh như ngày hôm qua. Người bạn nói rổn rảng, nhưng trong mắt như có nước… Có những câu chuyện bà "dẫn” đi dẫn lại bao lần, khiến đám con cháu cũng thuộc lòng luôn…

Bức tranh vẽ ông nội

(HBĐT) - Ba đang vẽ gì đấy ạ? Thấy ông Trung đang miệt mài ngồi bên bàn, trên tay cầm cây bút chì đưa lên, kéo xuống một cách cẩn thận, tỉ mẩn, Phong, con trai ông bước lại gần tò mò.

Chuyến lên phía thượng nguồn



(HBĐT) - Hè năm thứ nhất, khi biết tin cha sẽ có chuyến đưa hàng ngược sông ở phía thượng nguồn, tôi đã nằng nặc đòi theo. Không chối nhưng cũng chẳng hẳn đồng ý, cha tôi thủng thẳng: Có mang vác được đồ đạc của mình thì hẵng đi. Cũng trèo đèo, lội suối đó… Không dễ đi đâu. Còn mẹ tôi, một mẫu phụ nữ ít giao du, cằn nhằn giao nhiệm vụ cho cha: "Anh làm thế nào cũng phải thu dóc nợ đi. Mấy triệu đồng… hàng tháng nay rồi… Để ngân hàng là đẻ lãi ròng đó”. Kèm theo đó có tiếng thở dài... Mắt mẹ buồn nhìn đi chỗ khác…

Tháng 5 hoa phượng đỏ

(HBĐT) - Khi tiếng chim tu hú trên đồi gọi bày, tiếng ve sầu râm ran trên các ngọn cây là những cánh phượng nở đỏ rực trời tháng 5. Hoa phượng nở đỏ nhắc cô cậu học trò khắc phục cái oi bức để học tập, hoàn thành kết quả của 1 năm học. Trừ những học trò lười còn tất cả đều chăm chỉ, lo lắng cho những năm tháng đèn sách của mình. Cháu Quang thằng cháu nội của tôi, năm nay có những bước đi rõ nét. Đặt ra chương trình ôn tập, bố trí giờ giấc, không để bố mẹ phải nhắc nhở.

Nghe mưa đầu mùa Tản văn của Bùi Việt Phương

(HBĐT) - Sớm nay, trong cái vắng tanh của con ngõ, người xóm tôi đi vắng từ rằm tháng Giêng, tôi gõ nhẹ vào cái hộp gỗ đựng trà, nghe tiếng rỗng không. Cuối tháng 3 âm lịch, còn một ít xuân, tôi đứng dậy pha trà, ấm trà cuối của một niềm xưa cũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục