Tản văn của Văn Song

Làng tôi nằm ven sông, con sông Nậm do bãi bồi lâu năm mà thành. Phía bờ sông là lũy tre ken dày, xào xạc gió nồm nam. Ngọn tre vít cong đung đưa suốt mùa mưa nắng. Dưới tán tre mát rượi, bao cuộc đời đã sống, bao chuyện được truyền lại. Những niềm vui, nỗi buồn dưới lũy tre làng vẫn mãi lấp lánh trong ký ức tuổi thơ.

Đến bây giờ dẫu đi xa, bóng tre xanh trùm lên mái rạ, cái âm thanh rì rào gọi bình minh, tiếng thì thầm lắng đọng lúc đêm về vẫn cồn cào trong nỗi nhớ. Lũy tre làng Nậm của tôi bao bọc quanh làng, lâu ngày một lớn thêm ken dày bao bọc làng Nậm, yên lành không có trộm cắp, dân làng sống yên ả. Tre là lũy, là thành, là người bạn thân của người nông dân đánh giặc giữ làng. Thời kháng chiến chống Pháp, lũy tre làng đã góp phần che chở bao người cán bộ đến nằm đất ngủ sương, lấy lũy tre làm hầm bao bọc cán bộ lặn lội bí mật nằm gai nếm mật. Trong kháng chiến, lũy tre bị đạn cày xới nhưng vẫn kiên cường đứng vững để tiếp nối cho sự che chở của thời giặc Mỹ mang máy bay B52 đến đánh phá. Cả làng Nậm một đêm rực lửa, lửa đốt cháy nhà, lửa của bom rơi và lửa đạn của lính phòng không. Rặng tre làng bị gãy, đổ, lật gốc. Đêm tháng 7 năm đó, cả làng nằm trong cảnh hoang tàn, thê thảm gần 70 người già, trẻ đã ngã xuống, đến nỗi ngày tháng 7 hàng năm làm giỗ 70 người chết là 70 cái giỗ con cháu phụng thờ nhắc nhở không quên cái đêm bom đạn dã man đổ xuống làng Nậm.

Nghĩa trang làng tháng 7, những bông hoa cúc vàng được đặt lên mộ, thắp nén hương thơm nhớ người chết năm xưa. Tháng 7, các nghĩa trang cả nước, các anh ra đi từ lũy tre làng đã ngã xuống được cả nước thắp hương tưởng nhớ, tri ân. Về làng nhớ câu thơ:

Tre bị bật gốc, rễ vẫn cắm sâu

Cây vẫn tươi xanh, cành đậm màu sắc lá

Vẫn rì rào gió nhẹ đêm hè

Ôm trọn xóm làng giấc ngủ dân quê.

Tháng 7 mùa hè năm nay, nắng như đổ lửa, một chiều tôi trở về trong cái hầm hập của gió Lào. Qua nghĩa trang làng, tôi bước vào, hai bên cổng cây thông cao xanh tốt, những quả thông khô treo trên cành như những chiếc lồng đèn nhỏ xíu. Đứng trước hàng bia mộ thắp nén hương thơm, nhớ những người bạn một thời từ Điện Biên, Quảng Trị trở về đất mẹ. Làng Nậm bây giờ đang trên đà xây dựng nông thôn mới, đường làng bê tông, nhà văn hóa khang trang, mái nhà vẫn xây theo kiểu 3 gian 2 chái, ít có nhà mái bằng nhưng đặc biệt hàng rào trồng dâm bụt, cúc tần vừa đẹp mắt. Hàng rào nhà nào cũng được cắt xén ngay ngắn.

Nhìn lũy tre thân thương thầm nghĩ tre là người bạn chi cốt của người dân quê. Trong kháng chiến, tre che chở, giúp dân làng đánh giặc. Tre cho người bóng mát, tre chống xói mòn mưa lũ. Tre góp phần vào cuộc sống lặng thầm chân chất của người.

Nhìn tre mà nhớ bạn, nhớ tháng 7, cả nước tri ân những người đã ngã xuống. Trong khói hương bay như nhắc nhở chúng tôi. Hãy gắng sống vì người đã khuất.


Các tin khác


Chém gió

(HBĐT) - Quán ăn sáng ở phố T. mới mở độ 3 năm nay. Thức ăn sạch, ngon, hợp khẩu vị nhiều lứa tuổi nên sáng nào cũng đông khách. Sáng nay, chỗ này có một ông bố đang dỗ dành cậu con tầm 4 tuổi ăn bún mọc, góc kia một bà mẹ đang lùa cho cô út bát bún gà. Các bàn ăn sáng đều tĩnh lặng giống như buổi sáng hôm nay: nắng nhẹ, trời trong, yên bình.

Bát canh cua đồng

Truyện ngắn của Hoàng Bình Trọng

(HBĐT)-- Ba lại định múc canh mang sang cho bà Mừng à? Con không cho đâu! Không cho!

Thằng cu Cam nhoài người giành lại bát canh cua nổi gạch vàng ươm trên tay anh Nhã. Sợ đổ, anh phải đặt xuống bàn.

- Con sao thế? – Anh Nhã kinh ngạc hỏi - Canh còn nhiều. Ba giã cả một giỏ bự, ăn sao hết?

- Không hết cũng ứ cho. Ai bảo bà ấy mắng con là "đồ chuột nhắt”. Mà con chui qua vườn bà để bắt... chứ có...

- Ờ, thế cũng tại con một phần. Lẽ ra con phải theo lối cổng chính đi vào đàng hoàng, chứ a lại chui như chuột nhắt vậy – anh Nhã cười hề hề, đặt một bàn tay lên mái tóc vàng như râu ngô của cậu con trai. Tuy vậy, ba cũng phải thưa lại với bà Mừng để từ rày bà không gọi con như thế nữa. Còn bây giờ, chúng tay phải bưng canh sang biếu bà. Bà đang ốm, ăn cơm với rau luộc nuốt làm sao nổi.

Hạnh phúc của A Lếnh


 Truyện ngắn của Lê Phượng

(HBĐT) - A Lếnh về đến nhà thì đã chập choạng tối. Mặt trời đã sửa soạn để đi ngủ. Con lợn nái hung hung đen nằm trong chuồng sắp đến ngày đẻ. Đợt này, vợ A Lếnh cũng đẻ. A Lếnh sẽ chăm đàn lợn con cho thật nhanh lớn để bán, lấy tiền mua quần áo đẹp cho con, cho vợ mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục