(HBĐT) - Anh X. không phải là bạn học cũ, chỉ mới quen thân tầm 5 - 6 năm qua các hoạt động thể thao, thiện nguyện, câu lạc bộ cùng sở thích… Nhưng chừng đó thời gian cũng đủ biết anh là người dễ chịu, chỉn chu, có quan điểm sống rõ ràng, thẳng thắn. Làm lao động tự do nên anh phải bươn chải để gồng gánh cả gia đình, nuôi con ăn học. Nhìn bề ngoài, anh là người từng trải, có nghị lực. Nhưng cũng có lần anh thở dài: "Làm ngoài, không có lương vất vả quá ông ạ. Tuy vậy, cũng rèn cho tôi tinh thần vượt khó”.

Đợt cao điểm dịch Covid-19 vừa rồi, anh bặt tăm. Sau khi dịch tạm ổn, gặp anh thấy vui mừng và khí thế hơn. Anh chia sẻ: "Vừa rồi, tôi cũng có mở mang thêm chút về dịch vụ, cửa hàng; nâng cấp mặt tiền để tạo sự tin tưởng, yên tâm của khách hàng và đối tác”. Mấy lần đi qua cửa hàng, thấy khách ra vào nhộn nhịp cũng mừng cho gia đình anh vừa vượt qua một số thử thách. Bẵng đi một dạo, lại thấy anh bảo vừa đi họp lớp bạn cùng khóa… Gọi điện thoại mãi, anh X. mới nhận lời.

Cầm ly bia ngập ngừng, anh bâng quơ:

- Ừm… Lâu lâu, đi hội khóa, họp lớp cũng vui. Một dịp để mình làm mới mình, "đổi gió” để tiếp tục cho chặng đường phía trước. Cần lắm chứ. Gặp lại thầy cô, bạn bè một thời trong sáng, tinh khôi… Nhưng tôi cũng thấy ức chế khi gặp một số "chiến hữu” lởm khởm. Chả hiểu sao họ lại cho mình cái quyền ấy…

Thôi "hạ hỏa” đi, nghĩ chuyện vui thôi. Nhưng rồi vẫn không ngăn được dòng cảm xúc của anh, phải kể ra mới đỡ ấm ức trong lòng. Như chuyện mấy "VIP” tặng quà cho nhà trường mà thuê hẳn một ê-kíp truyền thông, tuyên truyền rùm beng trên mạng xã hội. Rồi câu chuyện người thành đạt, giàu có và người còn khó khăn lại bị đẩy lên theo hai chiều hướng cao quá, khiến một số bạn tham gia e ngại. Còn đây là chuyện liên quan đến anh X. Đấy, như ông bạn cùng khóa với anh X., quen biết sơ sơ từ ngày học THPT, lúc cùng làm ở thành phố này cũng giáp mặt mấy lần. Vừa rồi, nghe nói mới được thăng hàm ở đơn vị nọ. Họp lớp, gặp nhau, thăm hỏi, khi biết anh X. là một doanh nhân làm ăn tạm ổn đã có lời đề nghị… hơi thiếu khiếm nhã: Tôi đang làm nhà, ông ủng hộ tôi 3 tấn xi măng. Anh X. hỏi lại: Ông định vay tôi có từng ấy thôi à? Bạn kia hồn nhiên: Vay mượn gì, ông là doanh nhân, ông "phẩy” ủng hộ tôi đáng bao… Ở vị trí của tôi, cũng "kêu gọi” được khá rồi. Ông không đồng ý, tôi vẫn có… Nếu ông "hợp tác” kiểu đó, ông là bạn tôi, ông cũng có lợi trên đường làm ăn… Tôi có nhiều mối quan hệ lắm, trên dưới, ngang bằng… Tôi đều có tiếng nói…

- Nghe xong buồn quá ông ạ. Anh ta lại cho mình cái quyền bắt buộc người khác phải "cung phụng” cho mình như vậy đấy. Tôi làm ăn chân chính, đàng hoàng, hà cớ gì mà bắt bẻ tôi. Đã thế còn khoe là nhiều người muốn "ủng hộ” bằng vật liệu kiểu đó, xếp hàng còn chưa đến lượt… Người cái cầu thang, người cái cột chịu lực. Ông đã là gì mà sang chảnh kiểu đó… Nghe nói thế tôi ù hết cả tai lảng ra bàn khác để làm cốc bia cho lành…

Anh X. đâu phải là người hẹp hòi. Quỹ lớp, quỹ khu, vận động ủng hộ đồng bào gặp lũ bão, "Ngày vì người nghèo”… bao giờ anh cũng đóng góp gấp 3, gấp 4 người khác chứ có chắc lép gì. Mà anh cũng lẳng lặng làm chứ chẳng muốn bác trưởng khu nêu gương. Có lần tổ nọ có đoạn đường cần làm cho phẳng phiu, anh cũng ủng hộ vật liệu…

Nhưng nay, nghe anh phản ứng với cách "kêu gọi quyên góp” kiểu như anh bạn kia, lại thấy thêm "chất chơi” đàng hoàng của anh. Thảo nào, các bạn cùng lớp lúc nào cũng quý mến, tin cậy. Có việc gì cũng xin được tư vấn, góp ý.


Bùi Huy


Các tin khác


Con vào đại học…

(HBĐT) - Con vào đại học có khác, thời nào cũng thế, đều là điều đặc biệt với mỗi gia đình. Thảo nào, tháng trước, anh bạn ở huyện M gọi điện í ới báo tin. Mừng và hân hoan lắm, giọng nói qua điện thoại thật bay bổng, du dương. Nghe nói cũng liên hoan mấy bữa cho con nhân dịp con đi học xa nhà. Ừ, thời bố mẹ không có điều kiện, học xong lớp 12, chuyện học đại học thật xa vời, nên người làm nghề nông, người đi học nghề. Lăn lộn cuộc sống cũng nuôi được mấy mặt con. Giờ thằng út vào đại học, mừng vui cũng phải thôi. Con đường học vấn cũng luôn luôn cần trong bất cứ giai đoạn nào…

Nắng thu rực rỡ

(HBĐT) - Sáng nay, nắng thu rực rỡ! 6h, một vài tia nắng xiên qua vòm cây báo hiệu một ngày nắng. Những ngày nắng cuối cùng của mùa thu để bắt đầu một mùa đông. Ai cũng nói đây là thời điểm đẹp nhất để ra ngoài, du lịch, trải nghiệm cuộc sống.

Nhiễu điều

(HBĐT) - Vào tháng 9, mưa thì như thác đổ, dằng dai như nỗi giận hờn, khi nắng thì rám cong mặt lá, rực như rang. Với cái biên độ của nắng mưa, nóng lạnh như thế, sợ sinh bệnh, vợ chồng anh gọi lái bán heo. - Vậy là thêm lứa heo này nữa, mình đã có 357 triệu đồng. Năm nay anh được tuổi dựng nhà. Mình coi ngày mở móng đi anh.

Cô gái bán hoa hồng

(HBĐT) - Mấy ngày qua xuất hiện một gian hàng hoa hồng ngay trên vỉa hè, gần góc ngã tư. Chủ nhân là một cô gái trẻ, đẹp. Từ khi có gian hàng hoa của cô, nhiều khách nam đến mua hoa và thường nán lại khá lâu. Họ mua hoa là phụ, cái chính là để ngắm chủ nhân cùng những lời tán tỉnh đường mật, nhưng cô luôn từ chối thẳng thừng. Cứ tưởng như như vậy sẽ làm các chàng trai từ bỏ việc trồng cây si. Nào ngờ họ càng thích thú hơn khi tiếp cận cô chủ bán hoa theo cách nghiêm túc.

Ở phía ngoại vi thành phố

(HBĐT) - Sau nửa tháng vào năm học mới, cô chủ nhiệm lớp 7P buộc phải họp lớp bất thường với ban cán sự lớp, tập trung vào việc bạn Tú "kều”. Kể ra thì cũng nhiều tội đấy. Bạn lớp trưởng liệt kê một loạt: nhiều hôm trống báo rồi mới hớt hải chạy qua cổng trường, quần ống thấp ống cao, đầu tóc rối bù; trong giờ học thì ngủ gật liên tục (chứng tỏ đêm ít ngủ, chắc bận cày "gêm” đây mà), học không tập trung. Bộ sách giáo khoa thì cũ kỹ, thiếu be bét. Có lần, giờ học cô hỏi về nội dung bài mà bạn ấy lại trả lời sang chuyện buổi trưa nay phải ghé qua chợ mua thức ăn cho cả nhà, khiến cả lớp cười ồ, còn bạn ấy thì đỏ mặt, lúng túng gãi tai. Đã cao nhất lớp, giờ lại vô số khuyết điểm thế, Tú "kều” bỗng nổi như cồn. Nghe học sinh bình luận về những việc đó, cô Hân chủ nhiệm lớp trầm ngâm: Bạn Tú mới từ huyện chuyển lên, nhà phía ngoại vi thành phố, chúng ta chưa hiểu hoàn cảnh gia đình… nên chưa vội đánh giá, quy kết các em nhé. Để cô tính. Tuần sau, bạn Thành lớp trưởng rủ các bạn tổ trưởng đến nhà bạn Tú xem thế nào nhé. Đi nhớ phải xin phép bố mẹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục