(HBĐT) - Con vào đại học có khác, thời nào cũng thế, đều là điều đặc biệt với mỗi gia đình. Thảo nào, tháng trước, anh bạn ở huyện M gọi điện í ới báo tin. Mừng và hân hoan lắm, giọng nói qua điện thoại thật bay bổng, du dương. Nghe nói cũng liên hoan mấy bữa cho con nhân dịp con đi học xa nhà. Ừ, thời bố mẹ không có điều kiện, học xong lớp 12, chuyện học đại học thật xa vời, nên người làm nghề nông, người đi học nghề. Lăn lộn cuộc sống cũng nuôi được mấy mặt con. Giờ thằng út vào đại học, mừng vui cũng phải thôi. Con đường học vấn cũng luôn luôn cần trong bất cứ giai đoạn nào…
Nhà không có điều kiện tài chính như nhà người tanên gia đình anh bạn
cũng phải vay mượn, chạy vạy đủ để đóng các khoản đầu năm của các tân sinh viên
như: Học phí, tiền phòng ký túc xá, tiền sinh hoạt, tài liệu; mua sắm quần áo…
Về Thủ đô học hành nên cũng phải có đầu tư…Hôm vào trường, không đủ điều kiện
đi xe riêng, bố mẹ con cái đi xe ghép nhập học, cũng vui. Giờ là hành trình
cùng con, vì sinh viên ở Hà Nộikhông thể chi tiêu như hồi ở cùng bố mẹ
được, nên bà mẹ cũng thu xếp theo con về Hà Nội (nghe nói kiếm việc làm thêm để
"đồng hành” cùng con học đại học). Còn bố ở nhà lo chăm ruộng đồng, đàn gà
lợn, thêm mấy con bò đang kỳ sinh sản… để sẵn sàng "tiếp viện”. Tấm lòng cha mẹ
thời nào cũng thế… hết lòng, hết mình vì con cái. Nhưng qua tháng đầu tiên, lại
thấy điện thoại của bạn. Lần này không vui nữa mà khá rầu rĩ:
- Ông gỡ rối cho tôi được không? - Hỏi lại thì vẫn là
dư âm kéo dài: Chuyện vào đại học của cậu út nhà bạn. Hồi ở nhà, nó chân chỉ
hạt bột. Về Thủ đô nhìn thấy bạn bè và nhìn lại bản thân: sao mà "quê mùa” thế.
Đầu tiên là muốn có điện thoại thông mình để thay thế cho cái "cục gạch” đen
trắng nặng trịch. Đành phải ngắt lời: thời buổi 4.0 có "Sờ-mát-phôn” là hợp
thời chứ, tiếp cận với thế giới, tìm kiếm tài liệu học hành. Nếu cố được cũng
nên đầu tư cho con cái. Nhưng mà đòi ngay bây giờ thật khó nhỉ. Nghe nói về
tiện ích của điện thoại thông minh, ông bạn cũng thấy xuôi xuôi, không ca cẩm
nữa. Nhưng rồi ông bạn lại nói thêm câu chuyện nữa là thằng con lại đòi ra ở
ngoại trú. Ở nội trú "khổ”, gò bó quá. Thì thấy câu chuyện đã thay đổi theo
chiều hướng khác. Đành phải làm nhà "tư vấn bất đắc dĩ” vậy. Bố mẹ thì cố gắng
tạo điều kiện tốt nhất cho con cái ăn ở, học hành, nhưng chưa kịp mua điện
thoại cho thích ứng thời cuộc (chuyện này không có gì quá đáng), giờ lại đòi
ngoại trú cho bằng chúng, bằng bạn, cho thoải mái thì đã sang thái cực khác
rồi. Đành tìm cách hoãn binh: Kiểu này… Ông phải ra tận trường để trao đổi, nắm
bắt tâm tư của chúng để từng bước có hướng xử lý cho phù hợp. Ở nội trú đã
500.000 đồng/ tháng; ra ngoại trú, chỗ ở được cũng tầm 900.000 ngàn/ tháng/
chỗ. Thế ông nghe nó nói phương án học hành, sinh hoạt sắp tới của nó chưa?.
Ông bạn thở dài: Nó cũng nói, bên cạnh việc học hành,
sẽ đi làm kiểu lao động chân tay để có thêm đồng ra đồng vào; hỗ trợ việc học
hành. Thôi đành chịu vậy chứ biết sao. Nhưng tôi cũng đã nói rõ, việc ra ngoại
trú để hết 1 kỳ học đã, còn giờ bố mẹ sẽ lo cho con cái điện thoại thông minh
để "hòa nhập” cùng lớp, cùng bạn bè. Nghe nói, mọi tài liệu, thông tin lịch
học, chương trình nọ kia của lớp đều qua mạng xã hội… nên tôi cố đầu tư thôi
ông ạ.
Đi học đại học… mỗi thời mỗi khác, quan trọng là phải
biết xem xét kỹ các tình huống mà xử lý thôi bạn à. Chả biết nói gì thêm nữa vì
"mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.
Bùi Huy
(HBĐT) - Truyện ngắn của Bùi Việt Phương
(HBĐT) - Ngay khi cậu út nhận giấy báo vào đại học, ông Dũng như thấy mình trẻ lại. Ôi sao mà háo hức, phấn khích. Mừng cho con sắp bước vào một môi trường học hành chuyên nghiệp, hướng tới tương lai rộng mở, vừa rưng rưng xúc động khi sắp được trở lại chốn xưa. Cũng gần 10 năm rồi chưa quay về. Về đây là gặp lại "lối xưa xe ngựa hồn thu thảo…”, là về với tuổi trẻ, với gió mùa thu hanh hao năm nào. Ông nói với bà: "Chuyến này, bà về cùng tôi. Tôi sẽ chỉ cho bà thấy chỗ tôi học tập ngày xưa. Bà muốn biết gì thêm, tôi kể chi tiết cho. Kỷ niệm, bạn bè…”. Bà cười nhẹ nhàng: Cứ lo nhập học cho con xong đã. Ông lại cứ lo chuyện cũ, người xưa?