(HBĐT) - Sau nửa tháng vào năm học mới, cô chủ nhiệm lớp 7P buộc phải họp lớp bất thường với ban cán sự lớp, tập trung vào việc bạn Tú "kều”. Kể ra thì cũng nhiều tội đấy. Bạn lớp trưởng liệt kê một loạt: nhiều hôm trống báo rồi mới hớt hải chạy qua cổng trường, quần ống thấp ống cao, đầu tóc rối bù; trong giờ học thì ngủ gật liên tục (chứng tỏ đêm ít ngủ, chắc bận cày "gêm” đây mà), học không tập trung. Bộ sách giáo khoa thì cũ kỹ, thiếu be bét. Có lần, giờ học cô hỏi về nội dung bài mà bạn ấy lại trả lời sang chuyện buổi trưa nay phải ghé qua chợ mua thức ăn cho cả nhà, khiến cả lớp cười ồ, còn bạn ấy thì đỏ mặt, lúng túng gãi tai. Đã cao nhất lớp, giờ lại vô số khuyết điểm thế, Tú "kều” bỗng nổi như cồn. Nghe học sinh bình luận về những việc đó, cô Hân chủ nhiệm lớp trầm ngâm: Bạn Tú mới từ huyện chuyển lên, nhà phía ngoại vi thành phố, chúng ta chưa hiểu hoàn cảnh gia đình… nên chưa vội đánh giá, quy kết các em nhé. Để cô tính. Tuần sau, bạn Thành lớp trưởng rủ các bạn tổ trưởng đến nhà bạn Tú xem thế nào nhé. Đi nhớ phải xin phép bố mẹ.

Hóa ra đi ngoại vi thành phố cũng có cái hay lắm chứ. Nắng thu vàng nhẹ, dìu dịu trải dọc triền đê. Cả nhóm dừng xe để ngắm lũ trâu, bò đang nhởn nhơ gặm cỏ bên bờ suối. Phía xa kia, nhiều người đang làm đất để trồng rau vụ thu đông. Không khí ruộng đồng như bức tranh nhiều màu sắc… Xa xa là những dãy núi, dãy đồi ẩn hiện sau những đám mây đẹp như tấm voan trắng. Này, hình như thằng Tú "kều”… đấy đấy, ai đang ngụp lặn vớt rong cuối suối kia kìa. Cả nhóm chạy đến. Tú "kều” bối rối vì đang mặc quần đùi rộng thùng thình, lóp ngóp leo lên bờ. Hóa ra còn 1 thằng em của nó nữa tầm 9 tuổi đang làm nhiệm vụ nhét rong vào bao tải cho anh. Thằng Thành thanh minh: "Bọn mình muốn đến nhà Tú chơi. Vả lại cũng là nhiệm vụ cô giáo giao thôi. Thôi để tải dong lên, bọn mình thồ cho…”. Cả lũ rồng rắn đi về phía cuối triền đê, đứa dắt đứa đẩy. Bao tải này mà khiêng thì gãy cổ mất.

Nhà Tú "kều” nho nhỏ, có vẻ mới xây và ở giữa một khu vườn khá rộng. Nhà xây gạch pa panh, lợp pro-xi-măng… Mẹ Tú bước ra chào khách. Đó là một người phụ nữ khó đoán tuổi, khắc khổ và có đôi mắt khá ưu tư, thỉnh thoảng húng hắng ho. Mái tóc chắc chưa được chải chuốt. Bà bối rối chải chiếu xuống nền xi măng cho tụi trẻ ngồi. Nước lá vối thơm lừng được rót ra. Quầy quả ra khỏi nhà, loáng cái, bà đã mang vào mấy quả bưởi. Bà cười: "Các cháu đến thăm nhà Tú thế này, bác cám ơn, gọi là cây nhà lá vườn”. Bưởi đỏ, ngon quá. Nhìn thằng Tú gọt, bóc bưởi rõ là con nhà lao động. Mà sao trên bàn thờ còn có hình một người đàn ông khá trẻ… Bà mẹ Tú phân trần: "Tú không may mắn như các cháu. Ít tuổi mà đã phải bươn chải cùng cha mẹ. Hồi ở dưới huyện, Tú đã biết đánh đó, đánh lươn… kiếm thêm tôm, cá bán để mua sách vở, quần áo trước mỗi năm học. Nhà cô chỉ có mấy sào ruộng… Khó khăn… Lên đây, cũng muốn thay đổi, tìm cơ hội học hành cho 2 anh em Tú”. Nghe nói thế, Tú mặt đỏ bừng, gãi gãi tay: "Ôi mẹ kể chuyện đó làm gì?”.

Một ngày thật vui và ý nghĩa quá đi. Cũng thật ấn tượng câu chuyện của Tú "kều” và mẹ của bạn ấy. Câu chuyện buồn vui được kể với nhiều cung bậc tình cảm. Bố Tú mất cách đây 7 năm sau 1 tai nạn giao thông. 3 mẹ con cũng suy sụp lắm, có lúc Tú định bỏ học ở nhà phụ giúp mẹ. Người đàn ông mà Tú "kều” gọi là bác trong mỗi câu chuyện kể chính là bạn cũ của bố. Ông chưa lập gia đình. Cũng mất mấy năm đi lại thân tình như người nhà, mẹ Tú mới gật đầu tái giá. Hồi đầu năm, sau những tính toán thiệt hơn, cả nhà quyết định lên đây sinh sống, lập nghiệp trên chính khu vườn của bác. Cũng may ông ấy thật lòng chia sẻ, chung tay gánh vác, hiền lành, tốt bụng. Đợt này đi làm thợ xây ở tỉnh bên, bác ấy bảo với mẹ Tú: "Đầu năm học, bọn trẻ có nhiều khoản đóng góp, nên tôi phải cố thêm chút”. Trong giọng nói của Tú có chút ấm áp, tin tưởng. "Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng mọi người đều tin tưởng… Đợt vừa rồi, cô áy náy quá. Lên đây cô lạ nước, ốm liên tục, ông ấy lại đi làm xa, Tú phải thay mẹ đi giải quyết một số công việc. Sắp tới, cô cũng đang tính mua cho Tú cái xe đạp mới. Các buổi sáng không cho Tú dậy sớm đi "đổ” rau cho điểm chợ nữa. Vì thế, việc thực hiện giờ giấc đến trường lớp mới bảo đảm được.

Trên đường về, cả nhóm không nói cười nhiều như lúc xuất hành. Ngoại vi thành phố không khí trong lành, ruộng đồng xanh mát. Nơi đó, còn nhiều những cảnh ngộ, những người bạn còn gặp khó khăn... Câu chuyện ngày hôm nay, ý nghĩa như một buổi học ngoại khóa sinh động. Chắc chắn, nhóm bạn sẽ có nhiều câu chuyện để kể cùng cô chủ nhiệm và bạn bè.



Truyện ngắn của Bùi Huy


Các tin khác


Khúc giao mùa

  Truyện ngắn của Bùi Huy

Tháng Tám và mùa Thu

(HBĐT) - Thời gian đã lùi xa, nhưng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cũng vì thế, tháng Tám và mùa Thu luôn đem lại cho lòng người những xúc cảm kỳ diệu. Không khí phấn chấn, chộn rộn mọi miền quê bởi cờ hoa, biểu ngữ chào mừng, cùng tiếng hát, tiếng cười của cuộc sống hòa bình, hạnh phúc… Nhưng tháng Tám và mùa Thu năm nay cũng có những điều thật đặc biệt hơn những năm trước…

Tình đồng đội

(HBDT) - Ông Bình ngồi ở bậc thềm mái hiên, đôi mắt đăm đăm nhìn về cuối con ngõ dài có cây bưởi già còn sót lại một vài quả cuối mùa. Hình như ông có ý chờ đợi ai thì phải. Nhấp ngụm trà xanh vàng sánh, ông đặt cái bát nhỏ xuống cạnh tách trà màu cánh dán rồi lại thẫn thờ. Ở một góc sân, mẹ con đàn gà mon men đến quanh mẹt đậu đen mà bà Thân, vợ ông phơi. Cạnh bờ giếng, chú mèo mướp mắt ngó nghiêng, mải mê đuổi theo đôi cánh bướm đang vẽ vòng quanh mấy bông mướp vàng thoảng thơm hương mật.

Những “đứa trẻ” ngày nay…

(HBĐT) - Mấy bữa nay, gia đình nhà chị Hân vui như mở hội, vì cậu trai cả thi đỗ vào lớp 10 một trường THPT danh giá trên địa bàn. Bõ bao công đèn sách. Con cái học hành, đỗ đạt thế ai chả mừng, hoa tươi, tin nhắn nhận không xuể.

Chuyện đời thường: Khói thuốc… vô tình

(HBĐT) - Anh M. tìm khắp các ngách trong phòng, miệng lẩm bẩm: Trời ạ, "nó” đâu nhỉ… Mọi hôm để ở gầm bàn uống nước mà. Cả cái gạt tàn bằng gốm sứ cao cấp nữa… Không thấy, anh gọi vống lên: Mẹ nó đâu nhỉ, có thấy cái "Ba-zô-ka” của tôi đâu không? Chị vợ đang giặt quần áo ngoài sân nói vọng vào: "Anh ra chỗ sau nhà mà hỏi”. Bực quá, anh lập cập ra phía sau. Ai lại dúi nó vào đống bàn ghế cũ thế này, thật chẳng ra thể thống gì nữa cả. "Sao em lại quá đáng thế, vứt cái "sướng” của người ta chổng trơ thế mà được à?".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục